TTLV: Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt Nam (Qua Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà, Bi, đừng sợ)

Thứ sáu - 16/12/2016 03:53

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phan Bích Liên                         

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 09-05-1980

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày: 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt Nam (Qua Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà, Bi, đừng sợ)

8. Chuyên ngành: Lý luận lịch sử và phê bình Điện ảnh – Truyền hình          Mã số: 60.21.02.31 

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Ngọc ThanhKhoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đặc biệt là những lý thuyết của Điện ảnh, xây dựng nhân vật, luận văn đã chỉ ra những nhân tố chính yếu tạo nên thành công của việc xây dựng nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh Việt Nam. Với các thủ pháp nghệ thuật, sử dụng ngôn ngữ điện ảnh một cách tinh tế, nhân vật trẻ em được xây dựng với những chắt lọc, biến tấu để tạo nên một nhân vật hấp dẫn, tạo nên hình tượng nhân vật cũng như một bộ phim hấp dẫn, sống động. Nhân vật trẻ em từ cuộc sống bước vào điện ảnh, và cũng từ điện ảnh bước ra đời với hình tượng thẩm mỹ, hình tượng nghệ thuật nhất định, mỗi đạo diễn cần phải chọn lọc diễn viên phù hợp và tạo nên tình huống truyện, chi tiết đắt giá để diễn viên có đất diễn, thể hiện được đời sống nhân vật. Luận văn muốn đi sâu phân tích một cách tổng hợp tất cả các yếu tố làm nên thành công của nhân vật trẻ em, đặc biệt trong cách xây dựng nhân vật bằng các thủ pháp nghệ thuật điện ảnh. Từ đó khi các nhà làm phim muốn xây dựng nhân vật trẻ em sẽ có cái nhìn chính xác, toàn diện. Qua việc tìm hiểu nhân vật trẻ em qua ba bộ phim Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà và Bi, đừng sợ, chúng tôi lý giải một cách cụ thể việc xây dựng nhân vật trẻ em của các nhà làm phim như thế nào. Những thủ pháp nghệ thuật điện ảnh được sử dụng ra sao để xây dựng nên hình tượng nhân vật trẻ em từ việc dàn cảnh, sử dụng âm thanh ánh sáng và dành đất diễn cho nhân vật trẻ em, đặc biệt là tránh giáo điều, khô cứng… Tất cả sẽ được luận văn chỉ ra một cách cụ thể.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Các phim về đề tài trẻ em ngày càng được quan tâm hơn khi đất nước phát triển và hội nhập. Xây dựng nhân vật trẻ em, hình tượng nhân vật trẻ em trong phim truyện điện ảnh là một vấn đề lớn. Đây là đề tài chưa có tổng kết, có tính mới mẻ, có tính lý luận và thực tiễn, khả thi cho việc viết luận văn cao học. Hơn nữa hiện tại mảng phim về đề tài trẻ em bị thiếu hụt, chưa đáp ứng được nhu cầu. Lớp khán giả nhỏ tuổi thiếu phim, tự hướng mình về một thế giới tuổi thơ khác qua những những sản phẩm điện ảnh của nước ngoài, nơi mà lối sống và văn hóa khác biệt so với nước ta. Về cơ sở thực tiễn, 3 phim nghiên cứu được giới chuyên môn đánh giá là thành công tại thời điểm phim ra đời và có tác phẩm được xem là phim kinh điển của Điện ảnh Việt Nam. Việc nghiên cứu này sẽ mang tính thực tiễn lớn, là tư liệu để các nhà biên kịch, nhà làm phim tham khảo.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Gần đây, điện ảnh Việt Nam đang có những bước chuyển mình đáng kể và đạt được thành công nhất định, tuy nhiên trong mảng đề tài về trẻ em, khai thác nhân vật trẻ em đang còn bỏ ngỏ. Đặc biệt là những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học thiếu nhi. Người viết mong muốn tìm hiểu thêm về cách thức chuyển thể một bộ phim thành công bởi kho tàng văn học dành cho thiếu nhi rất phong phú và cũng rất phù hợp với văn hóa thẩm mỹ dân tộc. Tìm hiểu những thủ pháp nghệ thuật để xây dựng nhân vật trẻ em trong các tác phẩm chuyển thể để bộ phim khi ra rạp không chỉ có doanh thu tốt mà có được chất lượng nghệ thuật cao.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

- Phan Bích Thuỷ (2005), Nhân vật trung tâm từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

- Bùi Thị Thúy Hà (2007), Nhân vật phản diện trong điện ảnh phim truyện VN từ 1959 đến nay, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Sân khấu Điện ảnh.

- Vũ Thị Phong (2007), Nhân vật thanh niên trong phim truyện Việt Nam đầu TK XXI, Luận văn Thạc sĩ ĐH Sân khấu Điện ảnh.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Phan Bich Lien                                                                  2. Sex: Female

3. Date of birth: 09/05/1980                                                                    4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 30/12/2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Kid characters in the Vietnamese film drama (in the films: Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà, Bi, đừng sợ)

8. Major: Historical and theoretical critique on Cinema - Television         Code: 60.21.02.31 

9. Supervisors: Assoc.Prof, PhD. Vũ Ngọc Thanh, Literature Faculty - University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

10. Summary of the findings of the thesis:

Based on using interdisciplinary research methods, especially the theory of movies and building characters, the thesis points out the major factors to build children characters successfully in the Vietnamese movie films. With the artistic crafts, cinema language used in a subtle way, children characters that are built with the purification and variations will create iconic characters as well as attractive and lively films. To build children characters from the real life entering the cinema, and also from the movie come to life with the aesthetic icon, a certain artistic image, each director should select suitable actors and create comic situations, as well as more expensive details for actors to depict characters’ life. The writer wants to go deep analysis on all the elements to the success of the children characters, especially in how to build characters by the artistic crafts of cinema in an integrated manner. From there, the filmmakers who want to build children characters will have a accurate and comprehensive look. Through understanding the children characters through three films: Con chim vành khuyên, Mẹ vắng nhà và Bi, đừng sợ, we explain how the filmmakers built these children characters in a specific way as well as the cinematography crafts were used to build children characters images from the staging, sound and lighting use and creating good conditions for actors, especially avoiding dogma, hardening ... All the thesis will be shown in a concrete way.

11. Practical applicability, if any:

The films on the subject of children are increasingly concerned during the country's development and integration. Building children characters, iconic children characters in the movie film is a big problem. This is a topic without summation, newness, theoretics  and practice, feasibility for writing the graduate thesis. Moreover the current arrays of films on the subject of children are deficient and failing to meet the demand. Because of a lack of these films for children audiences, they have self-directed to the other childhood world through foreign movies whose lifestyle and culture is different from our country’s. As a matter of fact, experts rated these 3 studying films as successes when the films were born and considered classics of Vietnam’s cinema. This study will bring a great practicality and will be a reference material for the playwrights and filmmakers.

12. Further research directions, if any:

Recently, Vietnamese cinema has been taking significant steps forwards and achieving certain success, but the array of topics on children, child characters exploitation is left open. Especially the films were adapted from the works of children's literature. The writer wants to learn more about how a film is adapted successfully because literary treasure for children is very rich and also very consistent with the national aesthetic culture. Learning the artistic craft to build children characters in the adaptation movies at the cinema brings not only good profit but also gets highly artistic quality.

13. Thesis-related publications:

- Phan Bich Thuy (2005), the central characters from literature to cinema, Master’s thesis, The HCM City University of Education.

- Bui Thi Thuy Ha (2007), the villain characters in Vietnam’s cinema films from 1959 to the present, Master’s Thesis, the Academy of Theatre and Cinema.

- Vu Thi Phong (2007), the youth characters in Vietnam’s the early 21st century cinema films, Master’s Thesis, the Academy of Theatre and Cinema.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây