TTLV: Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam (trường hợp điển hình làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế).

Thứ hai - 20/10/2014 04:37

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đoàn Thị Thu Thương

2. Giới tính:Nữ

3. Ngày sinh: 20/ 10/ 1988

4. Nơi sinh: Đại Lộc - Quảng Nam

5. Quyết định công nhận học viên số: 359/ QĐ – SĐH ngày 10 tháng 03 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, Quảng Nam (trường hợp điển hình làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế).

8. Chuyên ngành: Du lịch học

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Trung Lương, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn làm rõ ba vấn đề:

- Thứ nhất: Hệ thống hóa các cơ sở khoa học và cơ sở lý luận chung về loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, đặc biệt nghiên cứu sâu những vấn đề liên quan tới mô hình du lịch dựa vào cộng đồng như thành phần tham gia, điều kiện phát triển, quy trình triển khai, tác động của mô hình và những bài học kinh nghiệm từ mô hình du lịch dựa vào cộng đồng của một số nước và một số địa phương.

- Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng hoạt động mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An, điển hình là hai mô hình: làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế. Các nội dung nghiên cứu bao gồm: nguồn lực phát triển, thành phần tham gia mô hình, hiện trạng phát triển mô hình, những kết quả chủ yếu, những hạn chế và nguyên nhân. Ngoài ra còn đánh giá được những tác động của mô hình đến với kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường cũng như những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại thành phố Hội An.

- Thứ ba: Căn cứ vào thực trạng triển khai mô hình và các định hướng phát triển du lịch của thành phố, luận văn đưa ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức hoạt động mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế nói riêng và thành phố Hội An nói chung đạt hiệu quả cao hơn.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các địa phương (điển hình là làng mộc Kim Bồng và làng rau Trà Quế) đánh giá lại hoạt động của mô hình: những điểm đạt được, chưa đạt được, những hạn chế và nguyên nhân cũng như những vấn đề còn tồn đọng trong quá trình triển khai mô hình, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hơn hiệu quả hoạt động của mô hình trong tương lai. Ngoài ra, các địa phương muốn triển khai mô hình du lịch dựa vào cộng đồng có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của luận văn để rút ra bài học kinh nghiệm hoặc cách thức tổ chức hoạt động mô hình sao cho hiệu quả.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Mở rộng nghiên cứu mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở một số địa phương khác trên cả nước.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Doan Thi Thu Thuong         2. Sex: Female        

3. Date of birth: 20/10/1988           4. Place of birth: Quang Nam       

5. Admission decision number: 359/QĐ - SĐH  Date: 10/03/2014 of the Headmaster of University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Studying models of community based on tourism in Hoi An city, Quang Nam province (typical case Kim Bong carpentry village and Tra Que vegetable village)

8. Major: Tourism    9. Code: Piloting training major    

10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr.Pham Trung Luong, Institute For Tourism Development Research

11. Summary of the findings of the thesis: The thesis clarifies three issues:

- First: Systemizing some scientific theories about community based on tourism, specially in – depth study of issues related to model community based on tourism as: participants, conditions for development,  implementation process, model's impact and experience lesson from models of community based on tourism of countries and locals

- Second: Studying the reality of community based on tourism in Hoi An city, typical case Kim Bong carpentry village and Tra Que vegetable village. Contents: resources development, stakeholder, development status, the main results, the limitations and reasons. Moreover assess the impact of the model to economic, social and cultural, environment as well as the strengths, weaknesses, opportunities and challenges for the development community based on tourism in Hoi An city.

- Third: Based on the reality of model and Hoi An’s tourism development orientation, the thesis provides some experience lesson and proposes a number of solution to organize community based on tourism more effective at Kim Bong carpentry village, Tra Que Vegetable Village in particular and Hoi An city in general.

12. Practical applicability: Research results help locals ( typical case Kim Bong carpentry village and Tra Que vegetable village) assess again the activities of the model: things to do, things not to do, the limitations and reasons as well as the outstanding issues in the implementation model, thereby offering better solutions to improve model's action. In addition, other local, which want to deploy community based on tourism, can refer thesis's result to learn or organized more efficient models.
13. Further research directions: Enlarged study model of community based on tourism in other localities in all the country                 

14. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây