Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Song
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 15/10/1988.
4. Nơi sinh: Trị Quận - Phù Ninh - Phú Thọ.
5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Xin kéo dài thời hạn học tập thêm sáu tháng, cụ thể là từ ngày 30 tháng 12 năm 2016 đến ngày 30 tháng 06 năm 2017.
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu trường hợp lao động di cư nam xuyên biên giới Việt-Trung: Động năng, trải nghiệm, và các vấn đề sức khoẻ.
8. Chuyên ngành: Nhân học Mã số: 60.31.03.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hương, giảng viên Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Ngoài chương mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn Nghiên cứu trường hợp lao động di cư nam xuyên biên giới Việt-Trung: Động năng, trải nghiệm, và các vấn đề sức khoẻ được cấu trúc thành bốn chương lớn.
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Trong chương này, tôi đi vào tổng quan các vấn đề nghiên cứu về di cư nội địa và di cư quốc tế. Bên cạnh đó, tôi cũng trình bày các khung lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu cùng hệ thống các thuật ngữ, khái nghiệm sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 2: Bối cảnh lao động di cư nam xuyên biên giới Việt-Trung.
Trong chương này, tôi tập trung tìm hiểu bối cảnh và những động năng dẫn đến việc di cư lao động xuyên biên giới Việt-Trung của những lao động di cư nam. Bên cạnh việc chú ý vào những lý do kinh tế thúc đẩy tâm lý muốn di cư của nhóm lao động di cư nam như điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nghèo đói cùng với nguồn thu nhập thấp và thiếu việc làm. Những biến cố kinh tế như cờ bạc, nợ nần; chi phí di cư tương đối thấp so với thu nhập từ di cư mang lại. Sự khác biệt và chênh lệch về mức thu nhập, tiền lương, sức hấp dẫn và nhu cầu về nguồn nhân lực việc làm của thị trường việc làm của Trung Quốc cao hơn so với ở Việt Nam vv… Chương này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phân tích nguyên nhân di cư nói chung và của lao động di cư nam nói riêng cần dựa vào các tác nhân liên quan đến văn hóa, các cấu trúc và chuẩn mực xã hội, và quan điểm giới.
Chương 3: Những trải nghiệm của lao động di cư nam xuyên biên giới Việt-Trung.
Trong chương này, tôi đã đi sâu phân tích về những trải nghiệm của nhóm lao động di cư nam xuyên biên giới Việt-Trung trái phép. Bao gồm những trải nghiệm trên lộ trình di cư, đặc biệt là những trải nghiệm liên quan đến công việc và đời sống nơi đất khách đó là các vấn đề về kết nối xã hội, việc thực hành tiền gửi, cũng như các vấn đề về sức khoẻ, bệnh tật và những hành vi nguy cơ của lao động di cư nam. Qua việc phân tích trải nghiệm của những lao động di cư nam, nghiên cứu góp phần cung cấp thêm một góc nhìn về những trải nghiệm mang màu sắc giới vốn khác biệt giữa nam và nữ trong di cư.
Chương 4: Hồi hương và quá trình tái hoà nhập của lao động di cư nam.
Trong chương 4, tôi đi sâu vào tìm hiểu sự hồi hương và quá trình tái hoà nhập của những lao động di cư nam. Từ việc phân tích nguyên nhân hồi hương cho tới các trải nghiệm hậu di cư.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Di cư lao động xuyên biên giới không giấy phép: Động năng di cư, mối quan hệ giữa di cư, giới và tác nhân văn hoá, tạp chí nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 5- 2017.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Song 2. Sex: Male
3. Date of birth: 15/10/1988 4. Place of birth: Tri Quan commune, Phu Ninh district, Phu Tho province
5. Decision to recognize the student with number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, December 31st, 2014 of the Principal of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in academic process: Applied for an extension of study time from December 30th, 2016 to june 30th, 2017.
7. Official thesis title: Case study of male migrant workers crossing the borders from Vietnam to China: Dynamics, experiences and health issues.
8. Major: Anthropology Code: 60.31.03.02
9. Supervisors: Dr. Nguyen Thi Thu Huong, the lecturer of Anthropology department, Vietnam National University, Hanoi College of Social Sciences and Humanities.
10. Summary of the findings of the thesis:
Besides the introduction and conclusion, references and appendixes, the thesis “Case study of male migrant workers crossing the borders from Vietnam to China: Dynamics, experiences and health issues” is structured into 4 main chapters.
Chapter 1: Theoretical and practical foundation of the thesis.
In this chapter, I go into an overview of research issues including internal migration and international migration. In addition, I also have presented theoretical frameworks of research as the basic for the research as well as the terminological systems were used in the research.
Chapter 2: The context of male migrants crossing the borders from Vietnam to China.
In this chapter, I focus on understanding the context and dynamics that lead to Cross-border Migration of male migrant workers. Apart from paying attention to the economic reasons that propel the migrant sentiment of migrant workers, such as poor family economic conditions, poverty along with low income and unemployment. Economic crises like gambling, debt, low migration cost. The differences in income, wages, the attractiveness and demand for employment human resources in China's labour market are higher than in Vietnam, etc. This chapter emphasizes the importance of analyzing the reasons of migration in general and of male migrant workers in particular that should be based on cultural agents, social structures and norms, and the gender perspective.
Chapter 3: Experiences of Cross-Border Migrant Labor from Vietnam to China.
In this chapter, I analyses the experiences of the Illegal Cross-border Migration from Vietnam to China. These include the experiences of migration, especially work-related experiences and life experiences in China such as social connectivity, deposit practices, as well as health issues, diseases, and risky behaviors of male migrant workers. By analyzing the experiences of male migrant workers, the study contributes to an insight into the gendered experiences that distinguish between men and women in migration.
Chapter 4: Repatriation and reintegration process of male migrant workers.
In chapter four, I concentrate on understanding the repatriation and reintegration process of male migrants which includes analyzing the reasons of repatriation and post-migration experiences.
11. Practical applicability, if any:
12. Further research directions, if any:
13. Thesis-related publications:
Illegal Cross-border Migration: the Driving Force, the Relationship between Migration, Gender and Cultural Factor, Indian and Asian Studies journal, No 5, 2017.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn