TTLV: Nghiên cứu cách dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán - trên tư liệu một số bản dịch song ngữ Việt - Trung

Thứ hai - 12/06/2017 03:00

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hoàng Hồng Đình Nguyệt (Huang Hong Ting Yue)                 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 31/5/1993

4. Nơi sinh: Côn Minh Trung Quốc

5. Quyết định công nhận học viên số: 3071/QĐ-XHNV,ngày 9 tháng 12 năm 2015 của Hiểu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu cách dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán - trên tư liệu một số bản dịch song ngữ Việt - Trung.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học              Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Ngọc Hàm - Giáo viên, Đại học Ngoại ngữ

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Loại từ là một bộ phận hết sức quan trọng trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Hán, là những từ không thể thiếu được trong quá trình giao tiếp (tiếng Hán gọi là lượng từ). Chiếm một lượng không nhỏ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và tiếng Hán. Tần số sử dụng cũng rất cao.

- Trong luận văn này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào vấn đề khảo sát thực trạng dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán, trên hai tác phẩm “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp và “Hai người đàn bà xóm trại” của Nguyễn Quang Thiều. Trên cơ sở thống kê số lượng loại từ có xuất hiện trong nguyên tác và bản dịch trong mỗi một tác phẩm, có thể thấy loại từ được sử dùng rất phổ biến trong cả tiếng Việt và tiếng Hán. Tiếp theo, chúng tôi căn cứ vào số liệu thống kê loại từ trong nguyên tác và bản dịch tiếng Hán, chia toàn bộ các câu có loại từ xuất hiện thành năm trường hợp, gồm (1) Trường hợp đặc biệt (loại từ “个 cá” trong bản dịch tiếng Hán); (2) Trường hợp nguyên tác có sự hiện diện của loại từ, bản dịch cũng có; (3) Trường hợp nguyên tác có, bản dịch không có; (4) Trường hợp nguyên tác không có, nhưng bản dịch có loại từ; (5) Trường hợp dịch không chính xác hoặc dịch sai. Kết quả cho thấy, nhìn trên tổng thể, việc chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán qua hai tác phẩm đã chọn là rất thành công. Những chỗ dịch chưa chính xác hoặc dịch sai chiếm tỷ lệ rất thấp (trung bình cho mọi trường hợp là trên dưới 1%).

- Phương pháp chuyển dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán của hai tác phẩm mà người dịch vận dụng gồm dịch thẳng và dịch nghĩa. Trong dịch nghĩa lại bao gồm: dịch sát nghĩa, bất dịch và dịch theo bối cảnh văn hóa của ngôn ngữ đích. Nói cách khác, dịch giả đã khéo léo căn cứ vào ý nghĩa của nguyên tác, kết hợp với việc tìm ra cách biểu đạt tương ứng theo thói quen ngôn ngữ của người bản ngữ để xử lý một cách linh hoạt các trường hợp có liên quan đến loại từ.

- Việc chuyển dịch loại từ có liên quan mật thiết đến ngữ cảnh, đồng thời đòi hỏi người dịch không những phải thấu hiểu nguyên tác, mà còn phải làm chủ được cách biểu đạt trong hai ngôn ngữ đối với cùng một sự vật hiện tượng. Mặt khác phải nắm bắt được bối cảnh văn hóa của ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Như vậy mới có thể tìm ra được cách biểu đạt vừa đúng với tinh thần của nguyên bản, vừa phù hợp với thói quen ngôn ngữ và bối cảnh văn hóa của bản dịch. 

- Từ kết quả khảo sát, phân tích về thực trạng dịch loại từ tiếng Việt sang tiếng Hán qua hai tác phẩm văn học Việt Nam đã chọn, chúng tôi kết hợp với lý luận về dịch thuật, đưa ra một số kiến nghị cho người Việt Nam học tiếng Hán cũng như người Trung Quốc học tiếng Việt trong khi sử dụng các loại từ tiếng Hán và tiếng Việt cũng như gợi mở cho họ về phương pháp chuyển dịch sao cho vừa thể hiện đúng tinh thần của văn bản nguồn, vừa phù hợp với bối cảnh ngôn ngữ và văn hóa của bản dịch, nhằm đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp. Kiến nghị cụ thể gồm ba điểm: (1) chú trọng chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ; (2) Nắm bắt điểm khó và trọng điểm quan trọng của loại từ; (3) Căn cứ vào trình độ của người học để có truyền đạt kiến thức về loại từ từ đơn giản đến phức tạp, tiến tới hình thành cho người học có một kiến thức nền đủ rộng về loại từ để có thể vận dụng phù hợp với ngữ cảnh, nâng cao hiệu quả giảng dạy và giao tiếp.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn này đã tìm ra quy tắc dịch và đưa ra ý kiến và kiến nghị về việc sử dụng, nhất là chuyển dịch loại từ, góp phần làm rõ hơn về sự khác biệt và quy tắc dịch thuật của loại từ cho người học tiếng Việt và tiếng Hán sau này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: HUANG HONG TING YUE               2. Sex: Female

3. Date of birth: 31/05/1993                                    4. Place of birth: Kunming, China

5. The admission decision on recognition of numbers: 3071/QĐ-XHNV, December 9, 2015 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: (None)

7. Official thesis title: Study about Translation Methods of Classifiers from Vietnamese to Chinese - Take Chinese and Vietnamese Bilingualism As Example

8. Major:  Linguistics                                                Code: 60.22.02.40

9. Supervisors: Associate Professor, PhD Pham Ngoc Ham

10. Summary of the findings of the thesis:

-Classifier is the most important part in both Vietnamese and Chinese grammar system, occupies a lot of proportion in word class system and frequently employed.

-In this essay, the author quotes Yuan Huishe’s Retired General and Yuan Guangshao’s Lakeside and focuses on studying the classifier in Vietnamese to Chinese. It can be concluded that the use of classifier is very common from the times of basic statistics used in every original and translation.

-Next, the sentences including classifiers were classified into five types according to the statistical condition of classifiers used in the original and Chinese version. a, special situation (“个”in Chinese).b, there are classifiers in both the original and the translation. c, There are classifiers in the original, but not in the translation. d, There are classifiers in the translation, but not in the original. e, Mistakes in translation. Overall, these two works were chosen correctly and the mistakes are very few. (average below 1%)

-Literal and free translations were involved in these two works. Free translation includes similar meaning translation, no translation and the translation according to the background of target language. In other words, the translator skillfully finds the correspondent expressing methods according to the original meaning and combining the language habits of target language in order to deal with all kinds of occasions related to classifiers.

-Through studying and analyzing the translation of classifier from Vietnamese to Chinese in these two Vietnamese literature and combining the translation theories, we get some suggestions for Vietnamese and Chinese students who might need classifiers translation methods and inspire them how to embody the original language spirit and conform to the cultural background of target language while translating. Here are some suggestions. One is paying attention to negative transfer of first language. Second, mastering the importances and difficulties of classifiers. Third, teaching classifiers from the simple to the complex according to the learners’ level and helping learners form a complete classifier system in order to use it under different occasions and improve teaching and communicating effectives.

11. Practical applicability, if any:

This paper obtained in translation rules of classifier and come up with the opinions and Suggestions in using of it. Especially make great difference in terms of translation rules and the quantification difference for Vietnamese and Chinese classifiers learners.

12. Further research directions:

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây