TTLV: Nghiên cứu nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân

Thứ hai - 12/06/2017 23:56

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thùy Dương        

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 07/7/1991                                             

4. Nơi sinh: Thành phố Thái Bình

5. Quyết định công nhận học viêncao học: số 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: có

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                            Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hằng, Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân và đưa ra kết luận như sau: Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của BN chính là những mong muốn và đòi hỏi của BN những người mắc bệnh thực thể, được tiếp cận với các hoạt động hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện, để được nâng đỡ về mặt tâm lý, giải tỏa cảm xúc, được nhận sự tư vấn để giải quyết các vấn đề liên quan đến khó khăn trong quá trình điều trị bệnh thực thể, thay đổi hành vi để ổn định, duy trì sức khỏe, cuộc sống và nâng cao hơn hiệu quả của việc tiếp nhận điều trị.

Chúng tôi đã tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân, kết quả là:giới tính; nhận thức của bệnh nhân; tình trạng lo âu, trầm cảm; sự trao đổi với nhân viên y tế; vấn đề bệnh tật là những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân, trong đó yếu tố nhận thức của bệnh nhân biết đến các hoạt động hỗ trợ tâm lý,nhận thức tầm quan trọng của việc hỗ trợ tâm lý có ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân. Nhận thức của bệnh nhân và tình trạng lo âu, trầm cảm có mối tương quan thuận với nhu cầu được hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân.

Sử dụng bảng khảo sát nhu cầu hỗ trợ của bệnh nhân, cho thấy bệnh nhân có nhiều nhu cầu cần được hỗ trợ. Tuy nhiên với bối cảnh và nguồn lực hiện tại ở BVĐK tỉnh Thái Bình thì chưa thể  đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của bệnh nhân.

Qua đó, chúng tôi cũng đưa ra những kiến nghị để thúc đẩyhoạt động hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại BVĐK tỉnh Thái Bình.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các cơ sởkhám chữa bệnh, các nhà nghiên cứu, các giảng viên... để đưa ra những giải pháp phù hợp giúp đẩy mạnh công tác hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện và thời gian chúng tôi sẽ nghiên cứu đề tài sâu hơn về tâm lý của bệnh nhân và nhu cầu hỗ trợ của bệnh nhân với số lượng khách thể nghiên cứu nhiều và đa dạng hơn.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: - Chưa có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Thuy Duong                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 07th July 1991                    4. Place of birth: Thai Binh City

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH on 31st December, 2014 issued by Rector of University of Social Science and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: Yes

7. Official thesis title: The Research on Need for Psychological Support of Patient

8. Major: Psychology                                     Code: 60.31.04.01

9. Supervisors: Associate Pro, Dr. Nguyen Thi Minh Hang, University of Social Science and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

10. Summary of the findings of the thesis:

Based on theoretical research the thesis has systematized the basis of reasoning about the need for psychological support of patients the findings have been identified as follows:The need for psychological support of patients is the desire of patients with physical illness, accessing to psychological support in the hospital, psychological support, negative emotions relief, counseling to solve problems related to the treatment of physical illness, behavioral change to stabilize maintain health, and improve lifestyles.

After having researched the factors impacting the need for psychological support of patients, we have found that: sex; Patient awareness; Anxiety, depression; Exchange with medical staff; Disease problems are are factors that affect the psychological support needs of the patient. In which Patient awareness about the psychological support strongly influences the patient's psychological support needs.

Awareness about the psychological support, anxiety and depression ofthepatientare strongly correlated with the patient's need for psychological support.

Surveying  the patient support needs, the thesis shows that patients have many needs to be supported. However, with the current context and resources at Thai Binh Hospital, it is not possible to meet all the needs of patients.

Thereby, the thesis also gives some recommendations in order to enhance Psychological support for patients and improve the quality of medical examination and treatment in the health establishment.

11. Practical applicability, if any:

The results of the thesis are expected to be a useful reference for the health establishments, researchers, and lecturers devising suitable solutions to enhance psychological support for patients and improve the quality of medical examination and treatment in the health establishment.

12. Further research directions, if any:

If we have more time, we will conduct further research on the Patient psychology and the patient's need for support with a larger and more diverse body of research.

13. Thesis-related publications: - None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây