TTLV: Nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ trong gia đình có bạo lực

Thứ ba - 08/03/2016 21:24

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hằng    

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/09/1988                           

4. Nơi sinh: Sông Bé

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: đã gia hạn thời gian bảo vệ luận văn thạc sĩ 3 tháng.

7. Tên đề tài luận văn: Nhận thức, cảm xúc, hành vi của trẻ trong gia đình có bạo lực.

8. Chuyên ngành: Tâm lí học lâm sàng                    Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Văn Thị Kim Cúc. Công tác tại: Bệnh viện Quốc tế Vinmec

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Tình trạng BLGĐ ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đã tồn tại ở nhiều gia đình, tuy nhiên mức độ bạo lực là không cao và đang có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Đa phần các em trong các gia đình có bạo lực cho thấy trong gia đình các em thiếu vắng tình yêu thương, sự an toàn và sự chia sẻ. Các trẻ em trong các gia đình có bạo lực ít có cảm xúc dương tính đối với gia đình mình; hành vi âm tính đối với gia đình chiếm ưu thế hơn hành vi dương tính. Trẻ em trong gia đình có bạo lực có nhận thức, cảm xúc và hành vi đối với gia đình âm tính hơn so với trẻ trong gia đình không có bạo lực.

Trẻ em trong các gia đình có bạo lực tự ti về bản thân và đánh giá thấp vị trí của mình đối với xã hội và ngay trong chính gia đình mình. Trẻ em trong các gia đình có bạo lực có nhiều cảm xúc âm tính đối với bản thân như: tự ti, muốn là người khác. Trẻ có nhiều hành vi âm tính có thể gây nguy hiểm đối với bản thân như: sử dụng chất kích thích, tham gia những trò chơi nguy hiểm, có ý định tự sát thậm chí đã từng tự sát. So với trẻ trong gia đình không có bạo lực thì nhận thức, cảm xúc và hành vi đối với gia đình và đối với bản thân của trẻ trong gia đình có bạo lực âm tính hơn.

Các mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi đối với gia đình và đối với bản thân của trẻ trong các gia đình có bạo lực có tương quan với nhau nhưng không hoàn toàn chặt chẽ.

Tình thương yêu, sự quan tâm chăm sóc và sự chia sẻ của cha mẹ dành cho con cái là những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ trong gia đình có bạo lực đối với gia đình và đối với bản thân các em. Ngoài ra, ảnh hưởng đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ trong gia đình có bạo lực đối với gia đình và đối với bản thân các em còn có các yếu tố khác như tấm gương hàng ngày của cha mẹ và sự trừng phạt. Việc cha mẹ chu cấp tiền, quà tặng cho con cái cũng ảnh hưởng đến nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ trong gia đình có bạo lực đối với gia đình và đối với bản thân các em, tuy nhiên yếu tố này ảnh hưởng không nhiều.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai đang làm công tác tâm lý và công tác xã hội khi làm việc với đối tượng là các trẻ em trong gia đình có bạo lực.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu can thiệp tâm lí cho các trẻ em trong gia đình có bạo lực gặp khó khăn về nhận thức, cảm xúc, hành vi.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

         

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Hang                       2. Sex: Female

3. Date of birth: September,  1988                  4. Place of birth: Song Be

5. Admission decision No: 2998/2013/QD-XHNV-SDH on December 30th, 2013 of  Principal of University of Social Sciences and Humanities -  Hanoi National University

6. Changes in training process: Extending the protection period of master’s thesis 3 months.

7. Official thesis title: The perceptions, feelings and behaviors of children in violent family.

8. Major: Psychology                                     Code: 60.31.04.01

9. Supervisor: Assoc. Prof. Ph.D. Van Thi Kim Cuc. Work at: Vinmec International Hospital.

10. Summary of the thesis findings:

Domestic violence situation in PhuGiao District, Binh Duong Province has existed in many homes, but the level of violence is not high and have a downward trend over time.

Most of the children in families with violence suggested that they lack in love, safety and sharing.They had little positive emotion for their family and the negative behavior on the family prevails over the positive one. They have awareness, emotion and behavior on the family more negative than children in families without violence.

Children in families with violence are not confident about themselves and underestimating their position in society and their own family. They had more negative feeling toward themselves, such as self-esteem, like to be someone else. They had more negative behavior which can be dangerous for themselves such as: using of stimulants, joining in dangerous games and intending to commit suicide or even ever suicide. Their cognitive, emotion and behavior on the families and themselves is more negative than children in families without violence.

The aspects of cognitive, emotion and behavior on the families and themselves of that children are correlated with each other but not completely tight.

Love, the caring and the sharing of parents for their children are the factors that affecting cognition, feeling and behavior of children in families with violence on the family and themselves. Besides, daily examples and the punishment of their parents also may be the other factors. That the parents provide money and gifts to children is also a factor, but this factor is not much effect.

11. Practical applicability, if any:

The research results of the thesis can be the useful reference for psychologists and social workers when working with the clients who are children in families with violence.

12. Further research directions, if any:

Research psychological intervention for children in violent families with troubles in awareness, emotion, behaviour …

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây