TTLV: Vai trò của nữ cán bộ trong hoạt động quản lý tại Bộ lao động và phúc lợi xã hội nước CHDCND Lào

Thứ năm - 10/03/2016 22:33

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nouthong INTHAVONG                           

2. Giới tính: Nam

3. Ngày, tháng, năm sinh: 01/12/1983                                  

4. Nơi sinh: Thủ đô Viêng chăn nước CHDCND Lào

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2530/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 05/11/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn:  Vai trò của nữ cán bộ trong hoạt động quản lý tại Bộ lao động và phúc lợi xã hội nước CHDCND Lào.

8. Chuyên ngành: Xã hội học                    Mã số: 60.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Hào Quang

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề bình đẳng giới đã và đang trở thành mối quan tâm chung của hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao bình đẳng giới, Đảng và Nhà nước Lào đã xác định đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý nói chung; cán bộ công chức nữ nói riêng trong Bộ lao động và phúc lợi xã hội còn nhiều bất cập về năng lực lãnh đạo, quản lý so với tình hình thực tế hiện nay. Vai trò và vị trí của phụ nữ vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Điều này, thể hiện ở số lượng cán bộ, công chức nữ làm việc trong cơ quan nhà nước còn ít. Đặc biệt, là số lượng phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo nhất là các cương vị cao còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ nữ trong cơ quan Bộ lao động và phúc lợi Lào nói riêng và phụ nữ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung ngày càng có tiếng nói không chỉ riêng đối với gia đình mà còn đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Những đóng góp của phụ nữ được Đảng và Nhà nước thừa nhận. Ngoài việc chăm lo cho hạnh phúc gia đình, họ còn phấn đấu tham gia làm kinh tế, tham gia công tác chính trị  - xã hội, công tác đoàn thể; Luôn học hỏi và trau dồi kiến thức để khẳng định vai trò, vị thế và trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. 

Phụ nữ là một lực lượng xã hội rộng lớn, đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực xã hội. Vì vậy, sự nghiệp vận động phụ nữ là nhiệm vụ, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, là công tác có tầm chiến lược của cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, các nguồn lực phải được huy động tối đa, đặc biệt nguồn lực con người..

Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với công tác phụ nữ là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và phát triển toàn diện người phụ nữ nói chung và cấp ủy Đảng tại cơ quan Bộ lao động và phúc lợi xã hội Lào nói riêng. Đội ngũ cán bộ nữ ở Lào đang làm công tác lãnh đạo và quản lý đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, phụ nữ tham gia rất tích cực trong nhiều hoạt động. Trong thời kỳ đổi mới, phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật... Vai trò của phụ nữ được Đảng nhân dân cách mạng Lào thừa nhận và đánh giá vai trò to lớn.

Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, vẫn còn nhiều người phụ nữ chịu thiệt thòi, họ luôn hy sinh vì gia đình, biết chịu đựng, luôn làm tròn trách nhiệm người vợ hiền, người con dâu hiếu thảo, người mẹ đảm đang trong gia đình. Họ rất ít có cơ hội được tham gia vào các hoạt động xã hội, ít có cơ hội được học tập và nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn.

Vì vậy cần có các giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong hoạt động quản lý phát triển nguồn nhân lực như quy định độ tuổi nghỉ hưu đối với đội ngũ nữ cán bộ quản lý; Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng; Nâng cao nhận thức về giới; Cơ hội tham gia vào bộ máy quản lý. Đó là những giải pháp cần thiết và có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao vị thế của người phụ nữ trong cơ quan Bộ lao động và phúc lợi xã hội Lào nói riêng và vấn đề bình đẳng giới hiện nay nói chung.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nouthong INTHAVONG                 2. Sex: Male

3. Date of birth: 01/12/1983                               4. Place of birth:  Laos

5. Admission decision number: 2530/2013/QĐ-XHNV-SĐH date 05/11/2013, by the Rector of University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in training process: None

7. Official thesis title: “The role of women in the management at the Ministry of Labour and Social Welfare of Lao PDR”.

8. Major: Sociology                                          Code: 60.31.03.01

9. Supervisor: Assoc. Prof Vũ Hào Quang

10. Summary of the findings of the thesis:

During the international economic integration today, the issue of gender equality has become the common concern of most countries around the world. Recognizing the importance of improving gender equality, the Lao Party and State have identified this as one of the key objectives in the development agenda of the country. However, team leaders of civil servants, the general manager; female civil servants in particular in the Ministry of Labour and Social Welfare inadequate leadership capabilities and management compared with the current actual situation. The role and position of women has not been properly appreciated.

This, expressed in the number of officials and civil servants who work in state agencies less. In particular, the number of women holding leadership positions especially high are limited.

Female staff in the Ministry of labor and Laos in particular welfare and women's Democratic Republic of Lao People are generally becoming a voice not only for families but also for the development and social progress. The contribution of women is recognized by the State Party. In addition to caring for the welfare of the family, they also strive to engage in economic activities, participation in politics - social, work and organizations; Always learn and cultivate knowledge to confirm the role, position and responsibility of the family itself and society.

Women are a vast social forces, plays an important role in all areas of society. So women athletes career of duty, is the responsibility of the entire political system, the strategic task of the revolution. In the current reform era, the resources must be mobilized up, is particularly human resources ..

Renewing and strengthening the leadership of the Lao People's Revolutionary Party, for working women is an important requirement of the economic development - social and comprehensive development of women in general and committees Party at the Ministry of labor and social welfare in particular Laos. Staff in Laos are women engaged leadership and management has grown in both quantity and quality.

In the struggle for national liberation, women participated actively in many activities. During the renovation period, women hold leadership positions in all fields of economic, cultural, scientific - technical ...

The role of women is Lao People's Revolutionary Party acknowledge and assess the role big.

However in today's society, there are still many disadvantaged women, they always sacrificed for the family, said enduring, always rounding responsibility gentle wife, the daughter of filial, wife and mother in family. They seldom have the opportunity to participate in social activities, have little chance to study and improve the level of education, professional qualifications.

So we need to have the solution to enhance the role of women in the management of human resource development as stipulated retirement age for female team managers; Training strategies, fostering and development of quality human resources; Raising awareness about gender; The opportunity to participate in the management apparatus. Those are the measures necessary and have significant contribution to improving the status of women in the Ministry of labor and social welfare and Laos in particular gender equality issues in general today.

11. Practical applicability, if any:

12. Further research directions, if any: None

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây