TTLV: Nhận thức, thái độ của người chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam

Thứ hai - 31/10/2016 22:31

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Phượng

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/11/1985

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Nhận thức, thái độ của người chuyển giới về quyền chuyển giới tại Việt Nam

8. Chuyên ngành: Xã hội học                Mã số: 60.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục nội dung, luận văn được chia thành 4 chương và một số kết luận, khuyến nghị

Chương 1:Nhìn tổng quát, nội dung Chương 1 nhằm giúp cho người đọc hiểu được các khái niệm có liên quan đến Người chuyển giới, quyền cho người chuyển giới và các cơ sở lý luận của chủ đề nghiên cứu. Chẳng hạn, về các khái niệm, luận văn tập trung nêu và phân tích các khái niệm về: Nhận thức, thái độ, Người chuyển giới, Giới, Giới tính, Bản dạng giới, Quyền cho người chuyển giới….

Tương tự, về cơ sở lý luận nghiên cứu, luận văn sử dụng Lý thuyết xã hội hóa vai trò giới, Lý thuyết tương tác biểu trưng của H.Mead và Blumer và Lý thuyết Sự lựa chọn hợp lý để lý giải các cách lựa chọn việc công khai bản dạng giới, sống thật với con người của chính mình cũng như mong muốn phẫu thuật và các nhu cầu liên quan đến việc được bảo hộ pháp lý của Người chuyển giới.

Chương 2 của luận văn tập giúp người đọc có cái nhìn sơ lược về cộng đồng người chuyển giới tại Việt Nam cũng như tập trung mô tả khách thể của nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong chương này cũng làm nổi bật những khó khăn, thách thức trong cuộc sống về học tập, việc làm, tình yêu, việc công khai bản dạng giới của mình với những người xung quanh, những khoảng trống về pháp lý mà Người chuyển giới đang phải đối mặt.

Chương 3 của luận văn làm rõ những nhận thức của Người chuyển giới về quyền thay đổi họ tên, phẫu thuật chuyển giới, xác định lại giới tính, công nhận hôn nhân cùng các quyền lợi nhân thân và tài sản của Người chuyển giới tại Việt Nam hiện nay cũng như sự khác nhau về quyền chuyển giới khi Bộ luật Dân sự sửa đổi được thực thi vào ngày 1/1/2017 sắp tới.

Chương 4 của luận văn tập trung làm rõ thái độ, cảm nhận của những Người chuyển giới về sự thay đổi trong cuộc sống của họ khi quyền cho người chuyển giới đã được pháp luật thừa nhận tại Việt Nam vào 1/1/2017. Nhìn chung, đa phần người chuyển giới tham gia vào nghiên cứu đều tỏ thái độ đồng tình khi Luật bảo vệ quyền cho người chuyển giới được thông qua. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của việc công nhận quyền chuyển giới tại Việt Nam tới các nhóm chuyển giới cũng có sự khác biệt: Đối với nhóm chuyển giới nữ thì quan tâm nhất tới vấn đề phẫu thuật chuyển giới tại Việt Nam được công nhận còn nhóm chuyển giới nam lại đặt vấn đề quan tâm nhất của mình vào việc thay đổi họ tên, giới tính trên các giấy tờ tùy thân cũng như việc công nhận kết hôn với người đồng tính. Nghiên cứu cũng cho thấy có những nhóm người chuyển giới chỉ có nhu cầu sử dụng hooc-môn hoặc phẫu thuật chuyển giới một phần chứ không có mong muốn phẫu thuật bộ phận sinh dục. Nhóm đối tượng này vô cùng băn khoăn và tỏ rõ thái độ mong muốn được thay đổi giới tính trên giấy tờ kể cả khi họ chưa thực hiện các biện pháp phẫu thuật hoàn toàn.

Trên cơ sở nội dung của các chương, luận văn cũng nêu ra một số kết luận và khuyến nghị trong việc tiếp tục hiện thực hóa những Luật liên quan tới quyền cho Người chuyển giới tại Việt Nam

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu về người chuyển giới nói chung và nhóm LGBT nói chung. Với những kết quả đạt được, nghiên cứu hy vọng sẽ góp phần nâng cao sự thấu hiểu, sẻ chia của cộng đồng với nhóm người yếu thế này và góp tiếng nói chung sức nhằm đưa những quy định pháp luật về quyền chuyển giới tại Việt Nam sớm đi vào hiện thực.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Thanh Phuong        2. Sex: Female

3. Date of birth: 19/11/1985                           4. Place of  birth: Hanoi

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH issued on 31/12/2014 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in academic process:None

7. Official thesis title: Awareness and attitude of transgender people toward transgender rights in Vietnam

8. Major: Sociology                                      Code: 60.31.03.01

9. Supervisors: Assoc.Prof Nguyen Thi Kim Hoa – University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University

10. Summary of the findings of the thesis:

Beside the introduction, reference, appendix, the thesis is divided into 4 chapters and some conclusions and recommendations

Chapter 1: General view, the aim of Chapter 1 is to provide reader further understanding of definitions related to Transgender People, their rights and theoretical basis of the research topic. For example, in the aspect of definition, the thesis focuses on listing and analyzing definitions on: Awareness, attitude, Transgender People, Gender, Gender Identity, Transgender People Rights, etc.

Similarly, on theoretical basis of the reseach, this thesis based on Theory of socialized gender importance, Theory of symbolic interaction by H.Mead and Blumer and Theory of Rational Choice to explain the transgender people’s choice to public their gender identity and live truly with what they have inside as well as their desire  for gender reassignment surgery and demands related to legal protection for transgender people.

Chapter 2 of the thesis helps reader to have a general view of transgender community in Vietnam as well as focuses on the description of the research object. Besides, this chapter also highlights difficulties and challenges in the life of transgender people, on their study, career, love, the publicity of their gender indentity and legal gaps they are facing.

Chapter 3 of the thesis clarifies awareness of Transgender people on their rights to change their full names, take part in gender reassignment surgery; rights for gender re-determination, marriage regconition, current personal and property rights of Transgender people in Vietnam as well as differences in transgender rights when the amended Civil Law is implemented on the next January 1st 2017.

Chapter 4 of the thesis focuses on clarifying the attitude and feelings of the Transgender People toward changes in their lifes after the legal regconition of their rights in Vietnam since January 1st 2017. In general, most of the transgender people participated in the survey expressed agreeing attitude toward the adoption of Right protection law for transgender people. However, the impact extents of the transgender right regconition in Vietnam toward different transgender groups are not the same. Female transgender group prefers mostly regconition of gender reassignment surgery in Vietnam, meanwhile, male transgender ones expresses their most concern on changing their full names and gender on personal identity documents as well as regconition of marriage between transgender people. The study has also shown that there are groups of transgender people only demanding for using hormones or partial gender reassignment surgery without desire for genital surgery. This group of objects is extremely in a divided mind and has great desire for gender change in documents even when complete surgery has not been carried out.

On the basis of the chapters’ contents, the thesis also raises a number of conclusions and recommendations for the continuing realization of Laws related to the rights for transgender people in Vietnam.

11. Practical applicability:

The findings of the study can be used as a reference for individuals and organizations interested in learning about transgender people in general and transgender groups in particular. With these results, the study hopes to contribute to the improvement of the understanding and sharing from the community to this vulnerable groups of people and the general voicing effort to put the law on transgender rights in Vietnam soon come into reality.

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây