TTLV: Thực trạng thờ cúng Mẫu Âu Cơ của người dân xã Hiền Lương – Hạ Hòa – Phú Thọ

Thứ năm - 27/10/2016 00:46

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Thu Huyền   

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/06/1991

4. Nơi sinh: xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không

7. Tên đề tài luận văn: Thực trạng thờ cúng Mẫu Âu Cơ của người dân xã Hiền Lương – Hạ Hòa – Phú Thọ.

8. Chuyên ngành: Xã hội học                   Mã số: 60.31.03.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Thu Hương, Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài nghiên cứu “Thực trạng thờ cúng Mẫu Âu Cơ của người dân xã Hiền Lương – Hạ Hòa – Phú Thọ” là một hướng nghiên cứu về khác về hoạt động thờ cúng Mẫu nói chung. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng thờ cúng Mẫu Âu Cơ của người dân xã Hiền Lương qua các chỉ số liên quan đến hiểu biết của người dân về đền Mẫu Âu Cơ, mức độ tham gia, hình thức các hoạt động nghi lễ, mục đích thờ cúng Mẫu Âu Cơ của người dân; đồng thời chỉ ra những yếu tố tác động, ảnh hưởng tới hành vi thờ cúng Mẫu của họ. Kết quả khảo sát cho thấy người dân thường xuyên đi lễ tại đền vào các dịp trong năm với những mục đích khác nhau họ chuẩn bị các lễ vật khác nhau. Đồng thời người dân có tham gia các hoạt động cũng bái, xem bói, rút quẻ. Tuy nhiên, hiểu biết của người dân về đền Mẫu Âu Cơ vẫn còn hạn chế. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm bảo tồn và phát triển những giá trị tôn giáo, tín ngưỡng tốt đẹp.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho một số nghiên cứu trong xã hội học tôn giáo về tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngoài ra, các cơ quan ban ngành hoạt động trong lĩnh vực văn hóa xã hội có thể sử dụng các khuyến nghị được đề xuất trong luận văn vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của các đền phủ thờ Mẫu. Đồng thời khi nhận thấy được mức độ tham gia hoạt động thờ cúng của người dân tại các di tích này các cơ quan quản lý sẽ có chính sách phù hợp trong việc bảo tồn và phát triển di tích.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mở rộng phạm vi nghiên cứu thực trạng tham gia tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân hiện nay. Các nghiên cứu về hiểu biết, đánh giá của người dân về tính thiêng cũng như mức độ tham gia của họ vào tín ngưỡng thờ Mẫu.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:  Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Bui Thi Thu Huyen                 2. Sex: female

3. Date of birth: 29/06/1991                        4. Place of  birth: Phu Tho

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 by the Rector of College of Social Sciences and Humanities, Hanoi Vietnam National University.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: The reality of worshiping Mau Au Co of the local in Hien Luong - Ha Hoa - Phu Tho.

8. Major: Sociology                                    Code: 60.31.03.01

9. Supervisor: Associate Doctor Hoang Thu Huong, Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities

10. Summary of the findings of the thesis:

The topic of the research “The reality of worshipping Mau Au Co of the local in Hien Luong – Ha Hoa – Phu Tho” is a different research direction about worshiping Mau.The reality of worshiping Mau Au Co of people in Hien Luong was analyzed and appreciated in the thesis through index related to residents’ knowledge about Temple of Mau Au Co, the level of participation, forms of holding ceremonials, the purpose of worshiping Mau Au Co. In addition, the thesis illustrates factors that affect how people act. The result of the research indicates that people have the habit of going on a pilgrimage in the beginning of the year with different purposes and offerings. People also participate in worshiping, consulting fortune-tellers, drawing lots…However, knowledge about the Temple of the local is not sufficient. Based on that fact, the thesis shows some proposals to reserve and develop sacred religion and creed value.

11. Practical applicability, if any:

The result of the thesis can be reference material for studies in religious sociology about creed of worshiping Mother. Besides, any cultural or social departments, offices can apply proposals in the thesis and the authority will have suitable policy when observing the level of participants to reserve and develop the historical and cultural value of the Temple of Mau Au Co.

12. Further research directions, if any:

Broaden sphere research in current circumstance of people’s participation in creed activities, research about knowledge, appreciation of the local about the sacred of the Temple and the level of their participation in worshiping Mau.

13. Thesis-related publications: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây