TTLV: Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Thứ hai - 16/11/2015 20:47

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lã Thị Thanh Hằng

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/08/1983

4. Nơi sinh: Hà Nội.

5. Quyết định công nhận học viên số:

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

8. Chuyên ngành: Lí luận Văn học                 Mã số: 60.22.01.20

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành, Khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Luận văn đã nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong thơ Xuân Diệu, trong đó chú trọng đến 4 biểu tượng tiêu biểu nhất trong thơ ông: Vườn, mùa xuân, trăng, con đường. Tìm hiểu những biểu tượng tiêu biểu trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, cụ thể là qua hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió chúng tôi hy vọng có thể nhìn nhận, đánh giá lại một cách toàn diện và đúng đắn hơn phong cách sáng tạo của một nhà thơ ở một chặng đường có ý nghĩa quyết định đến cả cuộc đời thơ.

Chương 1: Khái lược về biểu tượng và hành trình sáng tác của Xuân Diệu

Biểu tượng là một khái niệm quen thuộc nhưng đây lại là một khái niệm vào loại phức tạp và chưa có sự đồng thuận trong cách hiểu cũng như cách sử dụng. Tổng hợp những thành tựu mĩ học, lí luận văn học Macxit, các soạn giả của cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa biểu tượng như sau: Trong nghĩa rộng biểu tượng thể hiện “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật”. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển mã của lời nói” đặt bên cạnh ẩn dụ, hoán dụ hoặc là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt “có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời”.

Trải qua nửa thế kỉ miệt mài sáng tạo, Xuân Diệu đã để lại trong kho tàng văn học dân tộc một gia tài đồ sộ gồm nhiều thể loại: Thơ, văn xuôi, tiểu luận, phê bình, dịch thuật…Dù ở phương diện nào, Xuân Diệu cũng có đóng góp rất to lớn với sự nghiệp văn học Việt Nam. Sự đóng góp của Xuân Diệu diễn ra đều đặn và trọn vẹn trong các thể loại và các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Chính vì thế có thể nói rằng Xuân Diệu xứng đáng là một tài năng lớn, một nhà thơ xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam.

Chương 2: Các biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Xuân Diệu

Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một lẽ sống: sống để yêu và tôn thờ tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc "hăm hở" làm thơ tình! Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ  Xuân Diệu như: Vườn, mùa xuân, trăng, con đường…thể hiện ở đề tài tình yêu, tuổi trẻ, thời gian… Ông đã có những liên tưởng khác với mọi thi sĩ. Có thể tìm thấy trong thơ Xuân Diệu mọi cung bậc, mọi trạng thái của tình yêu không bị trùng lặp, đơn điệu., trái tim nhà thơ vẫn thức đập với những bài thơ tình nồng nàn, say đắm. Thơ tình Xuân Diệu mặc dù trĩu nặng nỗi buồn và quẩn quanh trong mối nhện tơ vương nhưng vẫn đem lại cho người đọc lòng yêu cuộc sống và cảm nhận sự phong phú của tâm hồn con người.

Chương 3: Vài nét về nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong thơ Xuân Diệu

Phong cách nghệ thuật của nhà thơ được thể hiện ở hệ thống phương thức biểu hiện, nghệ thuật ngôn từ, những thủ pháp, biện pháp quen dùng có hiệu quả, để lại dấu ấn riêng, in đậm cá tính sáng tạo của nhà thơ. Thơ Xuân Diệu sử dụng với tần số cao biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối lập, tạo được những liên tưởng kì thú. Những đặc sắc trong ý tưởng cũng như phong cách làm nên giá trị của thơ Xuân Diệu, càng tôn thêm quan niệm về văn chương mà tác giả đã gửi gắm trên trang viết. Dù không phải tất cả, nhưng có thể nói những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ của Xuân Diệu cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: La Thi Thanh Hang                    2. Sex: Female

3. Date of birth: 29/08/1983                            4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2998/2013/QD-XHNV-SDH, Dated 30/12/2013, from the principal of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: The typical art symbols in poetry Xuân Diệu before the revolution of August 1945

8. Major: Literary theory                                  Code: 60.22.01.20

9. Supervisors: Tran Khanh Thanh – Associate. Faculty of literature, University of social sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

10. Summary of the findings of the thesis:

The typical art symbols in poetry Xuân Diệu before the revolution of August 1945

His thesis studied the system icons in the poet Xuan Dieu, which focuses on the 4 most typical symbols in his poetry: the garden, the spring, the Moon, the way. Learn the typical symbols in poetry Xuân Diệu before the August revolution, namely through two poetry poems and send the incense for the wind that we hope can be seen, a comprehensive review and correctness over creative style of a poet in a meaningful way the decision to both the life of poetry.

Chapter 1: Overview and symbols composed of Xuân Diệu.

The logo is a familiar concept, but here again is a concept in complex types and yet have consensus in how to understand as well how to use. General American achievements in learning, reasoning, Macxit literature the author of literary term dictionary has defined the following icons: in broad sense the icon "feature reflects life by iconic literature and art". In the strict sense, the logo is "a method of encoding words" placed next to the metaphor, metonymy or a particular art object type "capable of inspiring great, just the essential nature of a phenomenon would, just expressing an opinion, a thought or a deep philosophy about people and life."

Spent the second half of the century plying the creativity, Xuân Diệu had left ethnic literary treasure in a huge Fortune including many categories: poetry, prose, essays, criticism, translation ... Although in way, Xuân Diệu also contribute a tremendous career with Vietnam literature. The contribution of Xuân Diệu take place regularly and in full in the category and the period of the history of the nation.Thus, one can say that Xuân Diệu deserves a great talent, an outstanding poet of Vietnam modern literature.

Chapter 2: The typical art icon in the poet Xuan Dieu.

Right from the start of step into the village poet Xuan Dieu seems to have for yourself a buffet lives: live to love and love worship! Serve with heart, in love with life and charm with the "eagerly" love poetry! The typical art symbols in poetry Xuân Diệu as: Garden, spring, the Moon, the way ... in the subject of love, youth, time ... He had a different imagination with every poet. Can be found in the poet Xuan Dieu every State, every State of love does not duplicate, the monotony, the heart still beats with conscious poet poetry love, passionately. Love poems Xuân Diệu though heavy with tearful sorrow and acceptance around the spider silk in the United Kingdom but still giving readers love your life and feel the richness of the human soul.

Chapter 3: about the arts build icon in the poet Xuan Dieu.

The art style of the poet are reflected in system mode of artistic expression, language, the, familiar measures effectively, left, in bold creative personality of the poet. Xuân Diệu poetry used with high frequency measure of comparison, metaphor, the opposition, create the associated period. The special in ideas as well as styles that make up the value of the poet Xuan Dieu, more and more religious notion of literature that the author was sending on article page. Though not all, but can say the typical art icon in the poetry of Xuân Diệu so far remain valid.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây