Thông tin luận văn "Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay)" của HVCH Đỗ Thị Hảo, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
1. Họ và tên học viên: Đỗ Thị Hảo
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/05/1984
4. Nơi sinh: Hà Tây
5. Quyết định công nhận học viên số 2463/2006/QĐ/XHNV-KH&SĐH ngày 3/11/2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay).
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
9. Mã số: 60 22 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Văn Thi – Khoa Việt Nam học và tiếng Việt – Đại học KHXH và NV
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới, nếu có)
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận thì phần nội dung bao gồm ba chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lí thuyết cho việc phân định trình độ ngôn ngữ:
+ Trình bày được cơ sở lí thuyết cho việc phân định trình độ một ngôn ngữ nói chung và cho tiếng Việt nói riêng. Trong đó có làm rõ một số khái niệm tác động đến sự phân chia trình độ ngôn ngữ như: giao tiếp ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ, thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, các kĩ năng ngôn ngữ, các phương pháp tiếp cận…
+ Nêu một số đặc điểm của tiếng Việt cần chú ý khi tiến hành phân định tiếng Việt cho người nước ngoài.
+ Nêu được các quan niệm trên thế giới về sự phân định trình độ ngôn ngữ và quan niệm trong nước về sự phân định trình độ tiếng Việt.
- Chương 2: Thông qua việc khảo sát một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tiêu biểu, chúng tôi đã xác định trình độ, hệ thống ngữ pháp, từ vựng, bài đọc…của các giáo trình đó và đưa ra một số nhận xét cụ thể về số lượng, sự phát triển mức độ phức tạp của các phương diện trên cũng như những bất cập trong việc xác định trình độ của các giáo trình này.
- Chương 3: Dựa vào cơ sở lí thuyết ở chương 1 với các khái niệm liên quan, chúng tôi đã đề xuất một hệ thống phân chia trình độ tổng thể cho một ngôn ngữ và sự phân định trình độ tiếng Việt theo 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Ở đó thể hiện được yêu cầu tăng dần về sự thành thạo ngôn ngữ và hiểu biết về văn hoá xã hội Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Về mặt thực tiễn, hệ thống phân chia trình độ tiếng Việt mà chúng tôi đề xuất có thể ứng dụng vào việc biên soạn các giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài, vào việc thiết kế các chương trình giảng dạy và các bài tập, bài kiểm tra, đánh giá về trình độ tiếng Việt của các học viên. Đồng thời, người học cũng có thể dựa vào đó để tự đánh giá trình độ ngôn ngữ của mình.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Mở rộng nghiên cứu về hệ thống phân chia trình độ tiếng Việt theo các mục đích sử dụng khác nhau, vú dụ: dành cho giáo viên và những người làm công tác kiểm tra, đánh giá; dành cho học viên tự đánh giá. Hoặc đề xuất các hệ thống phân chia trình độ tiếng Việt theo chuyên ngành…
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Vũ Văn Thi, Cơ sở phân định trình độ tiếng Việt, Đề tài đặc biệt ĐHQG Hà Nội, 2010.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : DO THI HAO 2. Sex: Female
3. Date of birth: 13/05/1984 4. Place of birth: Ha Tay
5. Admission decision number: 2463/2006/QĐ/XHNV-KH&SĐH Dated 3/11/2006
6. Changes in academic process: one year extension
7. Official thesis title: The delimitation of Vietnamese language level for foreigners (surveyed through Vietnamese language teaching course books for foreigners from 1980 to now).
8. Major: Linguistics 9 . Code: 60 22 01
10. Supervisors: Prof.Dr. Vu Van Thi, Faculty of Vietnam Studies and Vietnamese, USSH
11. Summary of the findings of the thesis:
In addition to the introduction and conclusion, the thesis consists of three main chapters:
- Chapter 1: The literature review is presented to demarcate a certain language level in general and Vietnamese language in particular. Accordingly, it specifies some concepts that affect the division of language levels such as: language communication, language competence, acquisition, language skills, the approaches and so forth.
- A number of Vietnamese language characteristics are mentioned to be considered when conducting delimitation of Vietnamese language for foreigners. It gives out the international concepts on delimitation of the language levels and local concepts on the allocation of Vietnamese language level.
- Chapter II: Through a survey on some typical Vietnamese language teaching course books for foreigners, the course books' levels, the grammatical systems, vocabularies, lessons and so on are determined and released some specific comments on quantity, development of complexity level of the above aspects as well as inadequacies in determining the level of these course books.
- Chapter III: Based on the literature review in Chapter 1 with the relevant concepts, we recommend an overall level division system for one language and the delimitation of Vietnamese language according to 4 skills namely listening, speaking, reading and writing. Therewith, it presents requirements on gradual increase for language proficiency and knowledge on Vietnamese culture and society.
12. Practical applicability:
Practically, the recommended Vietnamese language level division system can be applied in designing Vietnamese language textbooks for foreigners, teaching curriculum as well as exercises, tests and evaluations on Vietnamese language levels of learners. Also, learners can rely on those for self-assessment of their language level.
13. Further research directions: None
14. Thesis-related publications:
- Vu Van Thi, Basis for Vietnamese language level delimitation, special topics of Vietnam National University, Hanoi, 2010