Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Phan Vũ Diệu Bình
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/10/1977
4. Nơi sinh: Thành phố Huế
5. Quyết định công nhận học viên số: 1501/2012/QĐ-XHNV-SĐH của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: PHÁT TRIỂN ẨM THỰC PHẬT GIÁO NHẰM PHỤC VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
8. Chuyên ngành: Du lịch học; Mã số:……………………..
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Triệu Thế Việt – Giảng viên Khoa Du lịch - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Tổng quan và bổ sung cơ sở lý luận về Ẩm thực Phật giáo.
- Điều tra, đánh giá được những thuận lợi của các nguồn lực phát triển du lịch về ẩm thực Phật giáo ở thành phố Huế. Có vị trí địa lý và các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho việc phát triển du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hướng thiện.
- Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển ẩm thực Phật giáo trên địa bàn Thành phố Huế. Việc phát triển ẩm thực Phật giáo đã tạo ra việc làm, mang lại thu nhập, góp phần phát triển kinh tế của người dân tại địa phương, bảo vệ tài nguyên môi trường. Tuy vậy, hoạt động phát triển ẩm thực Phật giáo ở đây còn thiếu quy hoạch khoa học đúng đắn, hiệu quả về kinh tế xã hội môi trường còn thấp, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, chất lượng cuộc sống của người dân còn chậm được cải thiện.
- Xây dựng các giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý, quy hoạch phát triển, hợp tác đầu tư, đa dạng hóa nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ và tôn tạo tài nguyên môi trường, xúc tiến phát triển, phân chia nguồn lợi từ du lịch.
- Đưa ra các kiến nghị với các cơ quan quản lý du lịch, chính quyền địa phương, khách du lịch, cũng như người dân địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động phát triển ẩm thực Phật Giáo tại thành phố Huế.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Đưa ra các giải pháp để các cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phương có thể xây dựng các chính sách, quy định phù hợp hiệu quả cho phát triển du lịch.
- Các cơ quan quản lý du lịch và cộng đồng địa phương có thể lập và thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch một cách khoa học và đúng đắn theo hướng bền vững.
- Góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đi đôi với bảo tồn và phát triển ẩm thực Phật giáo, phân chia nguồn lời từ hoạt động du lịch công bằng cho các bên tham gia và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại Thành phố Huế.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: PHAN VU DIEU BINH 2. Sex: Female
3. Date of birth: 17th October 1977 4. Place of birth: Hue City
5. Admission decision number: 1501/2012/QĐ-XHNV-SĐH from the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Development of Buddhist Cuisine to Tourism Service in Hue City
8. Major: Tourism; Code:
9. Supervisors: Dr. Trieu The Viet – Lecturer of Tourism Studies Department – University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis:
- To summarize and supplement the theoretical background of Buddhist Cuisine
- To investigate, evaluate the advantages of tourism development resources on Buddhist Cuisine in Hue City.
- To investigate, evaluate the current situation of Buddhist Cuisine Development in Hue City. The development of Buddhist Cuisine has created employment, income, contributed on economic development of local people, and protected environmental resources. However, the development of Buddhist Cuisine lacks the right science planning, the effectiveness on economics, society and environment is still low, the quality of tourism product is not good enough and the quality of life has not improved yet.
- To build the solutions on policies, management, development planning, investment cooperation, diversify and enhance the product quality, protect and conserve the environmental resources, divide the benefits from tourism activities…
- To give some suggestions for tourism management boards, local authorities, tourists, as well as local people who directly join the activites on Buddhist Cuisine Development in Hue City.
11. Practical applicability:
- Give the solutions so that the tourism authorities and local government can build the policies, rules which are suitable and effective for tourism development.
- The tourism authorities and local communities can plan and implement the tourism development plan scientific and properly towards sustainability.
- Contribute on diversity, enhancement of tourism product quality, together with conservation and development of Buddhist Cuisine, fairly divide benefits from tourism activities for stakeholders and enhance the quality of life for the people in Hue City.
12. Further research directions:
DEVELOPMENT OF SPIRITUAL TOURISM IN HUE CITY
13. Thesis-related publications: No
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn