TTLV: Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình

Thứ tư - 15/10/2014 22:29

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Hồng Hạnh          Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03/01/1988                                 

4. Nơi sinh: Hưng Yên

5. Quyết định công nhận học viên số 1883/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn bảo vệ luận văn thêm 12 tháng vì lý do sức khỏe

7. Tên đề tài luận văn: Tự đánh giá của học sinh Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình

8. Chuyên ngành: Tâm lý học;                                           Mã số: 60 31 80

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Trương Thị Khánh Hà, trưởng khoa Tâm lý học, trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Tự đánh giá của học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình được thể hiện qua các mặt tự đánh giá sau: cái tôi gia đình, cái tôi xã hội, cái tôi thể chất, cái tôi học đường, cái tôi cảm xúc, cái tôi tương lai. Qua đó cái tôi gia đình và cái tôi tương lai được học sinh đánh giá cao nhất, các em có nhận định gia đình luôn là nơi chia sẻ mọi niềm vui cũng như nỗi buồn trong cuộc sống em dù các em đã mắc phải những lỗi lầm gì trong quá khứ. Mặc cảm, tự ti trước lỗi lầm của mình cũng như những gánh nặng mưu sinh của cuộc đời khiến các em thấy khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng điều đó khiến cho cái tôi xã hội, cái tôi học đường của các em đánh giá thấp nhất. Qua nghiên cứu cũng chỉ ra bức tranh xúc cảm ảm đạm trong đời sống tình cảm của học sinh trường giáo dưỡng, có thể thấy đây là điều đáng quan tâm bởi lẽ ở độ tuổi này các em thay vì được vui chơi, hồn nhiên, lạc quan và sống đầy nhiệt huyết thì tâm trạng bất ổn kéo dài trong những năm tháng này khiến sự hình thành phát triển nhân cách của các em gặp nhiều khó khăn. Độ tuổi và trình độ học vấn có ảnh hưởng nhất định tới tự đánh giá của học sinh trường giáo dưỡng.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Giúp các cơ quan chức năng nắm bắt được tâm lý của học sinh trường giáo dưỡng, đưa ra các biện pháp như cần có chế độ chính sách điều chỉnh phù hợp trong hoạt động giáo dục học sinh.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu mối tương quan giữa tự đánh giá với hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên phạm tội.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Bui Thi Hong Hanh                                  2. Gender: Female

3. Date of birth: 03/01/1988                                          4. Hometown: Hung Yen

5. Decision recognizing the student number 1883/QD- XHNV- SDH 21/10/2010, the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in training period: Extend thesis by 12 months because of health.

7. Name of thesis: Self-assessment by juveline students at Ninh Binh Reformatory No. 2

8. Major: Psychology;                                                         Number: 60 31 80

9. Instructor: Truong Thi Khanh Ha

10. Thesis result summary.

    The self-assessment by juvenile students at Ninh Binh Reformatory No. 2 is shown through: their family ego, social, school, emotional, and future ego. Based on this self-assessment, their family ego and future ego are assessed as the most important ones as they consider that their family always share joys and sadness with them no matter what mistakes they made in the past. They find it hard to reintegrate into the community due to the inferiority complex resulted from their faults and earning burdens, which places their social and school ego at the bottom of the self-assessment list. The study also unfolds a gloomy picture narrating the emotion of the students in the reformatory, which is worth concerning as at their age, those students should innocently and optimistically play and enjoy fun, or live enthusiastically rather than remain in prolonged mood instability that causes difficulties to their personality formation and development. Age and educational level had certain impact on the self-assessment of the juvenile students at reformatories.

11. Application possibility in real practice: To help the authorities grasp the psychology of juvenile students at reformatories and make recommendations including a required, adjusted policy in education activities.

12. Further study directions: Study the correlation between self-assessment and violations of the laws of juvenile offenders.

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây