TTLV: Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre

Thứ ba - 07/10/2014 22:50

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Võ Thị Ngọc Giàu                    2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/02/1986

4. Nơi sinh: Tiền Giang

5. Quyết định công nhận học viên số: 2123/2011/QĐ-XHNV-SĐH. Ngày: 01/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian đào tạo từ 2 năm sang đào tạo 3 năm

7. Tên đề tài luận văn: “Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre”

8. Chuyên ngành: Du lịch                                  Mã số: (Chương trình đào tạo thí điểm)

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Ánh

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về du lịch, làng nghề và du lịch làng nghề, nêu lên tầm quan trọng của du lịch làng nghề làng nghề và những điều kiện để trở thành một làng nghề du lịch. Tác giả đã khái quát sơ lược tình hình du lịch làng nghề ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở một số quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ.

Những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Bến Tre đã tạo điều kiện cho du lịch Bến Tre phát triển. Bến Tre có số lượng làng nghề phong phú và đa dạng với nhiều làng nghề truyền thống, đặc biệt những làng nghề có khả năng phát triển du lịch như bánh phồng Sơn Đốc, làng nghề hoa kiểng Sơn Châu,… Tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề. Song, thực trạng phát triển du lịch làng nghề của Tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm như: sản phẩm du lịch làng nghề có giá cả phù hợp nhưng chất lượng, mẫu mã chưa được đánh giá cao; cơ sở hạ tầng tuy có được nâng cấp, mở rộng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của du khách; môi trường nhìn chung vẫn chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng một số làng nghề đang tác động xấu tới môi trường; nhân lực cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tuy nhiên vẫn thiếu những nghệ nhân nhiều kinh nghiệm với tay nghề cao; có nhiều chính sách phát triển nhưng vẫn còn nhiều hộ sản xuất thiếu vốn đầu tư; công tác quảng bá, xúc tiến chưa được phổ biến sâu rộng; khách du lịch đến với làng nghề vẫn còn ít.

Để phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre, tác giả đã đề xuất một số giải pháp như: giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; giải pháp về môi trường; giải pháp về đào tạo nhận lực, nâng cao chất lượng sản phẩm; giải pháp về  chính sách; giải pháp về thị trường, quảng bá làng nghề gắn với du lịch; giải pháp về quy hoạch du lịch, liên kết và xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề; giải pháp về khai thác dịch vụ làng nghề, đa dạng hóa dịch vụ du lịch làng nghề. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị với các cấp ban ngành, đơn vị có liên quan.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch làng nghề ở Bến Tre , từ đó đưa ra các giải pháp góp phần phát triển loại hình du lịch làng nghề nơi đây một cách hiệu quả.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Vo Thi Ngoc Giau              2. Sex: Female

3. Date of birth: 25/02/1986                     4. Place of birth: Tien Giang

5. Admission decision number: 2123/2011/QD-XHNV-SDH. Dated: 01/11/2011 of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University of Hanoi

6. Changes in academic process: Extend the training period from 2 years to 3 years course

7. Official thesis title: Development of village tourism in Ben Tre

8. Major: Tourism;       9. Code: (Experiment training program)

10. Supervisors: Professor Tran Van Anh

11. Summary of the findings of the thesis:

This thesis has codified the basis of tourism; village and village tourism raised the importance of village tourism and conditions to become a tourist village. The author briefly outlined the situation of village tourism in Vietnam and referred to the experience to develop village tourism in some countries such as Japan, Thailand, and India.

The natural, economic and social conditions in Ben Tre have facilitated the development of tourism in Ben Tre. Ben Tre where there are a number of rich and diverse villages with many traditional villages, especially the villages are likely to develop tourism as Son Doc Glutinous Rice Chupatty village, Son Chau flower village, ... The province has a plenty of potential to develop village tourism. However, the real situation to develop village tourism of the province still has many problems to concern such as products of village tourism have reasonable price but the quality and designs are not appreciated; although the infrastructure has been upgraded and expanded, it did not meet the transportation needs of tourists; environment generally has not been seriously affected but some villages are bad impacts on the environment; human resources meet basically the needs of production, but there are still lack of experienced artisans with high qualification; although there are many developmental policies, many producers are still lack of invested capital; the advertising has not been disseminated; there are fewer tourists to the village.

To develop village tourism in Ben Tre, the authors have proposed a number of solutions including solutions to infrastructure and technical facilities; environmental solutions; solutions to train human resources, improve product quality; policy solutions; solutions to market, advertise tourism village; solutions to travel planning, link and build routes, destinations associated with the village; solutions to exploit village services, diversify tourism village. Besides, the author also provides some recommendations to the departments and units concerned.

12. Practical applicability, if any:

This thesis researches in potential and the situation developing village tourism in Ben Tre, which offer solutions to help development of village tourism effectively.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây