TTLV: Kỳ thị xã hội đối với đồng tính nữ ở Việt Nam hiên nay (điển cứu tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)

Thứ tư - 08/10/2014 04:20

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên:Lê Thị Cẩm Tú                               : 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:08/04/1985

4. Nơi sinh: Xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số:1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 14 tháng 10năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn: Kỳ thị xã hội đối với đồng tính nữ ở Việt Nam hiên nay (điển cứu tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)

8. Chuyên ngành:Xã hội học                                  ; Mã số:60.31.30

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:Phó Giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Hồi Loan, khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người được phỏng vấn chỉ chấp nhận sự tồn tại của người đồng tính nữ khi người đồng tính nữ không làm ảnh hưởng đến các giá trị và chuẩn mực gia đình của họ, tức là họ khó chấp nhận hoặc không chấp nhận người đồng tính nữ nếu người đó là một thành viên trong gia đình.

Luận văn cũng chỉ ra có 18,18% số người được phỏng vấn chưa hiểu rõ hoặc nhầm lẫn kiến thức về xu hướng tính dục. Họ thường đánh giá xu hướng tính dục của người đồng tính nữ thông qua ngoại hình và các biểu hiện hiên ngoài và cho rằng những người chuyển giới từ nữ sang nam và người đồng tính nữ là giống nhau. Sự hiểu biết sai lệch của cộng đồng đối với nhóm đồng tính nữ còn thể hiện ở nhận định về nguyên nhân đồng tính nữ.  Cộng đồng thường cho rằng đồng tính nữ là do bệnh bẩm sinh hoặc do tác động của các yếu tố xã hội và có thể chữa trị được bằng các biện pháp giáo dục, trị liệu, hòa nhập.

Mức độ tin cậy của người được phỏng vấn vào các phương tiện truyền thông khi đưa tin về người đồng tính nữ rất cao với 82% người dân tin cậy vào các chương trình truyền hình của trung ương và địa phương, 57% tin cậy vào báo, tạp chí, bản tin in trên giấy và 43% tin cậy vào báo, tạp chí điện tử. Điều đó cũng có nghĩa là nếu thông điệp mang định kiến hoặc thiếu tính khoa học về người đồng tính nữ có thể tạo ra hoặc củng cố những nhận thức sai lệch và thái độ kỳ thị. Ngược lại, những thông điệp khách quan, khoa học sẽ giúp cộng đồng hình thành nhận thức đúng và hành vi chuẩn mực đối với nhóm xã hội này.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Le Thi Cam Tu.............................. 2. Sex: Female..........................................

3. Date of birth: 08/04/1985............................... 4. Place of  birth: Nghe An.....................

5. Admission decision number: 1528/2009/QĐ- XHNV-KH&SĐH  Dated 14/10/2009.

6. Changes in academic process: No.......................................................................................

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: The social stigma toward lesbian in Viet Nam (reseach in Ho Chi Minh city)

8. Major: Sociology.............................................. 9. Code: 60.31.30.....................................

10. Supervisors: Associate Prof. PhD. Nguyen Hoi Loan – Sociology, University of Social sciences and Humanities – Hanoi National University................................................................................

(Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis: ............................................................................

The study has shown that the respondents accept the existence of lesbians in community. However, they hardly accept or do not accept lesbians who are members of their family because they could negatively impact the values and standards of their families.

The respondents have a very high level of trust in various media sources when reporting on lesbian related stories. 

This study has also indicated shown that 18.18% of the respondents do not understand sexual orientation. They often identify lesbians by the way they look or their behaviours. Often they think that transsexuals and lesbians are the same. Some respondents even said that they thought lesbianism is a congenital disease or due to the impact of social factors which can be treated by the methods of education, therapy, or inclusiveness.

Approximately 82% of respondent trust television programs from the central and local regions, 57% trust printing newspapers, magazine, newsletter and 43% trust online newspapers and magazines. This means that if prejudice or unscientific messages about lesbians are shown in the media, it can create or reinforce misconceptions and stigma about lesbians. Conversely, if objective and scientific messages are shown, this will help positively shape communities awareness and behaviours towards lesbians.

12. Practical applicability, if any: ...........................................................................................

13. Further research directions, if any: ..................................................................................

14. Thesis-related publications: ..............................................................................................

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây