1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Linh Chi 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh:08/11/1992
4. Nơi sinh: Mai Sơn, Sơn La
5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2705/QĐ-XHNV ngày 24/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Gia hạn thời gian đào tạo lần 1 từ 25/12/2022 đến 24/06/2023 theo Quyết định số 3542/QĐ-XHNV ngày 28/11/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Gia hạn thời gian đào tạo lần 2 từ 25/06/2023 đến 24/12/2023 theo Quyết định số 1671/QĐ-XHNV ngày 22/5/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Thay đổi cán bộ hướng dẫn theo Quyết định số 1986/QĐ-XHNV ngày 6/6/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận văn: Quản trị mối quan hệ giữa Báo Công an nhân dân và công chúng công an nhân dân
8. Chuyên ngành: Quản trị Báo chí Truyền thông ; Mã số: Thí điểm
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Chiến Thắng – Đại học Thái Nguyên
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Xuất phát từ góc nhìn của báo chí học và xã hội học truyền thông đại chúng, đề tài nghiên cứu “Quản trị mối quan hệ giữa Báo CAND và công chúng CAND” là công trình nghiên cứu đánh giá tổng quát về mối quan hệ giữa Báo CAND và công chúng CAND và tìm ra giải pháp nâng cao công tác quản trị chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền của Báo CAND đáp ứng yêu cầu của nhóm độc giả.
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nhận thức về tính hữu ích của các cán bộ chiến sĩ trong lực lượng CAND là tiền đề đáng kể để họ truy cập và cập nhật tin tức trên báo CAND điện tử.
Các phát hiện cũng ngụ ý rằng các nhà quản trị của Báo CAND có khả năng cải thiện hoạt động, lấy công chúng làm trung tâm của họ bằng cách tinh chỉnh chất lượng nội dung, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của họ, tăng cường các tương tác thường xuyên với công chúng, và hệ thống đề xuất tin tức cần được cá nhân hóa.
Từ những phát hiện trên, nghiên cứu đề xuất 5 nhóm giải pháp giúp cải thiện và nâng cao hơn nữa năng lực quản trị mối quan hệ giữa tòa soạn và nhóm công chúng trong ngành, trong đó bao gồm: lập kế hoạch tổ chức sản xuất, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tinh chỉnh chất lượng nội dung, duy trì tương tác với công chúng, và ứng dụng công nghệ trong việc cá nhân hóa tin tức.
Nghiên cứu cũng nhận ra rằng, vấn đề đặt ra trước nhất với Báo CAND không phải là làm sao có thể cạnh tranh với các nền tảng tin tức hay mạng xã hội khác để cùng tồn tại, mà là cần tìm ra chiến lược hiểu quả để duy trì thói quen cập nhật tin tức và nâng cao hơn nữa tính hữu ích của tờ báo với chính nhóm công chúng là cán bộ chiến sĩ trong lực lượng của mình.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Sử dụng chỉ số hài lòng và dễ sử dụng của công chúng làm thang đo cho các tiêu chuẩn tin tức/nội dung của báo chí trên nền tảng số.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Xu hướng tiếp nhận và tiêu thụ tin tức của công chúng chuyên biệt trong bối cảnh báo chí số - truyền thông số.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Bài đăng trên Tạp chí Người làm báo số 475, tháng 9/2023 (trang 58-60) có tiêu đề: “Mô hình lý thuyết nghiên cứu quản trị mối quan hệ giữa báo điện tử và công chúng”.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Thi Linh Chi 2. Sex: Female
3. Date of birth: 08/11/1992 4. Place of birth: Mai Son, Son La
5. Admission decision number : 2705/QĐ-XHNV dated: 24/12/2020
6. Changes in academic process:
- First request of extension from 25/12/2022 to 24/06/2023 (decision number 3542/QĐ-XHNV dated 28/11/2022)
- Second request of extension from 25/06/2023 to 24/12/2023 (decision number 1671/QĐ-XHNV dated 22/5/2023)
- Change of supervisor (decision number 1986/QĐ-XHNV dated 6/6/2023)
7. Official thesis title: Management of the relationship between Public Security Newspaper and public security audience
8. Major: Jounalism 9. Code: Pilot master program
10. Supervisors: Dr. Pham Chien Thang
11. Summary of the findings of the thesis:
From the sociology of mass media perspective, this research has adapted key measures from the “technology acceptance model” (TAM) and from the “uses and gratifications theory” (UGT) to better understand the relationship between the Public Security Newspaper and its public security audience, at the same time suggesting potential solutions to improving the management of the relationship based on audience’s satisfaction.
Findings found that the individuals’ perceived usefulness were significant antecedents of their intentions to access and keep up-to-date with the e-CAND Newspaper.
Findings also implied that the CAND Newspaper Board of Director would improve their audience-centred operations by improving content quality and infrastructure systems, at the same time strengthening reader interaction via different platforms, and applying news personalization to keep readers engaged.
However, the findings suggested that, rather than trying to compete other news platforms or social networks for coexistence, the CAND Newspaper should seek for an effective strategy to maintain the satisfaction of its public security audience while enhancing the usefulness of the newspaper toward this audience group.
12. Practical applicability, if any: Using audience’s satisfaction and easy of use as a news standard on digital platforms
13. Further research directions, if any: Trends in receiving and consuming news of the specialized audience in the context of digital journalism - digital media.
14. Thesis-related publications: Article on Nguoi Lam Bao Magazine No.475 released in September 2023 (page 58-60) titled: “Theoretical model for studying the management of the relationship between electronic newspapers and the public audience."