Thông tin luận văn "So sánh đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt" của HVCH Nguyễn Thị Thanh Hoa, chuyên ngành Châu Á học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Hoa
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/08/1982
4. Nơi sinh: thành phố Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/ QĐ/ XHNV-KH SĐH Ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: So sánh đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 603150
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Cẩm Lan – phó chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học KHXH-NV Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Cụm động từ (còn gọi là động ngữ) là loại cụm chính phụ, trong đó thành tố trung tâm là động từ còn các thành tố phụ có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách thức, mức độ, thời gian, địa điểm… cho động từ trung tâm đó.
Trong động ngữ tiếng Việt, thành tố chính đứng ở vị trí trung tâm, các thành tố phụ phân bố ở hai phía của thành tố chính ở phía trước (thường là phó từ) và ở phía sau (thường là các từ loại thực từ). Trong động ngữ tiếng Hàn thì thành tố chính luôn luôn đứng ở vị trí cuối cùng, tất cả các loại thành tố phụ đều đặt ở trước thành tố chính.
Ngoài sự khác nhau về trật tự từ, cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt còn khác nhau về phương tiện biểu thị ý nghĩa thời thể, tình thái… Chúng tôi chọn đề tài “So sánh đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt” để tìm ra những điểm giống và khác nhau về cấu trúc cũng như các phương tiện biểu thị ý nghĩa của cụm động từ tiếng Hàn – tiếng Việt, giúp cho việc dạy và học hai ngôn ngữ được thuận lợi hơn.
Nghiên cứu tập trung vào phân tích, đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt về mặt cấu tạo, các phương thức biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, thời thể, tình thái…
Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp phân tích thành tố được sử dụng để phân tích cấu tạo của cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt là đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp so sánh đối chiếu để đối chiếu đặc trưng của cụm động từ trong hai ngôn ngữ trên bình diện cấu tạo chung.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Cấu tạo động ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Việt
Chương III: Phân tích đối chiếu trật tự từ trong động ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt
Nghiên cứu nhằm tìm ra những tương đồng và dị biệt về cấu tạo chung, các phương thức biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, thời thể, tình thái…của cụm động từ tiếng Hàn và tiếng Việt để giúp cho việc giảng dạy và học tập tiếng Hàn, giúp tìm ra cách tiếp cận với lối tư duy, diễn đạt của người bản ngữ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tạo tiền đề, cơ sở cho các nghiên cứu ngữ pháp về sau.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Thanh Hoa
2. Gender: Female
3. Date of birth: August 25, 1982
4. Place of birth: Bac Giang city
5. Admission decision number: 2551/ QĐ/ XHNV-KH & SĐH Dated: November 2, 2007
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: “Comparision between verb phrase in Korean and Vietnamese”
8. Major: Asian
9. Code: 603150
10. Supervisor: Prof. Dr. Trinh Cam Lan
11. Summary of the findings of the thesis:
Verb phrase is a major – subordinate phrase in which the major component is Verb and the subordinate components has functions of supplementing meanings in terms of manner, level, time, place… for the major one. In Vietnamese verb phrase, the main component is placed in centre of the phrase and the subordinate components are located before (normally adverb) and after (normally real word). In Korean Verb phrase the main component always stands at last and all subordinate components are placed before the main one.
Beside difference in word orders, verb phrases in Korean and in Vietnamese are different in the way of presenting meanings of time, modality, state… We choose the topic “Comparision of structures between verb phrases in Korean and in Vietnamese” in order to find out the same and differences in terms of structures and ways of presenting meanings between verb phrases in Korean and in Vietnamese, helping teaching and studying the two languages more favourably.
Our study focuses on analysing, comparing verb phrases in Korean and in Vietnamese in terms of structure, ways of presenting grammartical meanings, time, modality, state…
The study is using some methodologies as follows:
Component analysis: is used to analyse structure of verb phrases in Korean and in Vietnamese – studied objects
Comparision: is used to compare features of verb phrase of the two languages in common structure.
In addition to Preamble and Conclusion part, the thesis is divided into three chapters as follows:
Chapter I: Theoretical basis/Methodology
Chương II: Structure of verb phrase in Korean and in Vietnamese
Chương III: Analysis and comparision of word orders in verb phrase in Korean and in Vietnamese
The study is to find out the similarity and difference in common structure, ways of presenting grammartical meanings, time, modality, state… of verb phrase in Korean and in Vietnamese in order to make teaching and studying Korean better, to help find out accessment to native ways of thinking and presenting. Additionally, the study is to create premise and basis for the followed grammartical studies.