TTLV: Quỹ quay vòng vốn cải thiện thu nhập cho phụ nữ nghèo đô thị

Thứ sáu - 09/11/2012 01:11
Thông tin luận văn "Quỹ quay vòng vốn cải thiện thu nhập cho phụ nữ nghèo đô thị (Nghiên cứu trường hợp phường Mai Động, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)" của HVCH Đỗ Thị Huyền, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Quỹ quay vòng vốn cải thiện thu nhập cho phụ nữ nghèo đô thị (Nghiên cứu trường hợp phường Mai Động, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)" của HVCH Đỗ Thị Huyền, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Đỗ Thị Huyền 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 18/03/1979 4. Nơi sinh: Yên Mĩ, Hưng Yên 5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2560/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 7/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Quỹ quay vòng vốn cải thiện thu nhập cho phụ nữ nghèo đô thị (Nghiên cứu trường hợp phường Mai Động, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bế Quỳnh Nga Đơn vị công tác: Viện Xã hội học- Viện KHXH Việt Nam 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Kết quả luận văn “Quỹ quay vòng vốn cải thiện thu nhập cho phụ nữ nghèo đô thị ” (Nghiên cứu trường hợp phường Mai Động, Quận Hài Bà Trưng , Hà Nội) đã chỉ ra rằng: hoạt động của quỹ quay vòng vốn đã tạo được niềm tin ở người phụ nữ khi nó bảo đảm tối đa quyền quyết định của họ đối với sự phát triển của bản thân, gia đình và cộng đồng. Rõ ràng, phong trào này đã đánh thức giá trị tiết kiệm, một giá trị văn hoá truyền thống từng bị xói mòn vì chủ nghĩa tiêu dùng trong những năm gần đây. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: - Vị thế người phụ nữ đã thay đổiI theo chiều hướng tích cực sau khi tham gia vào cải thiện thu nhập cho gia đình - Phương thức món vay nhỏ, trả góp hàng tháng đã tỏ ra phù hợp với nhu cầu bức xúc, đột xuất và đa dạng của những người thu nhập thấp. Việc xét vay và thu hồi hàng tháng đã giúp giải quyết được nhiều nhu cầu vay vốn của cộng đồng. - Người thu nhập thấp có thể tiết kiệm được nếu họ được khuyến khích. Họ luôn mong muốn để dành nhưng khó tự mình làm được điều này. - Những khoản tiết kiệm nhỏ nhưng lại thường xuyên giúp họ có những khoản tiền lớn hơn để chi dùng khi cần thiết, nhờ vậy họ tránh được rủi ro trong trường hợp phải vay và đi vay từ các nguồn tín dụng đen với lãi suất cao. Trong bối cảnh người dân đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những đe doạ nghiêm trọng và phức tạp như lạm phát và gia tăng giá cả trong nước kéo dài, sự lựa chọn tốt nhất cho họ là tiếp tục tận dụng tối đa nguồn nội lực mạnh mẽ trong cộng đồng để giảm bớt những đe doạ đó. Cụ thể, đó là sự phát triển mạnh mẽ niềm tin tự giúp mà không trông chờ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Đó là sự tích luỹ nhiều hơn và lâu dài hơn các khoản tiền tiết kiệm.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Do Thi Huyen 2. Sex: Female 3. Date of birth: 18/03/1979 4. Place of birth: Hung Yen. 5. Admission decision number: 2560/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 7 Nov 2007 of President of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: "The capital turnover fund improves income for the urban poor women" (based on studying in Mai Dong ward, Hai Ba Trung district, Hanoi) 8. Major: Sociology; Code: 60 31 30 9. Supervisors: Dr. Be Quynh Nga Working place: Sociology Institute – Vietnam Academy of Social Sciences. 10. Summary of the findings of the thesis: Results of the thesis "The capital turnover fund improves income for the urban poor women" (based on studying in Mai Dong ward, Hai Ba Trung district, Hanoi) have shown that the operation of the turnover capital fund has created confidence in women as it ensures the most their right to decide on developing themselves, their family and community. Obviously, this movement has awakened worth of saving, a traditional cultural value had been eroded because neo consumers in recent years. Research results have shown: - The status of woman has changed in the positive direction due to participating in improving family income. - The mode of small loans, monthly installments has proved to be consistent with the urgent, sudden and diverse needs of low-income people. The monthly lending and withdrawing have helped solve many borrowing needs of community. - Low-income people can save if they are encouraged. They always wanted to spare but it is difficult for them to do this themselves. - The small but regular savings have made them enable to spend larger amounts of money when necessary, so that they avoid the risks of borrowing from high-interest black credit resources. In the context that people are facing and can not solve the complex and serious threats such as internally lasting inflation, the best option for them is to continue to take full advantages of strong resources in the community to reduce the threat. Specifically, it is the strong development of confidence of helping themselves without expecting support from outside. It is the larger and more long-term accumulation of savings.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây