TTLV: Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn

Thứ ba - 06/11/2012 10:33
Thông tin luận văn "Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986- 2008)Z" của HVCH Nguyễn Thị Thanh Hương, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
Thông tin luận văn "Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986- 2008)Z" của HVCH Nguyễn Thị Thanh Hương, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Hương 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 07/10/1985 4. Nơi sinh: Tam Phúc- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Tìm hiểu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986- 2008) 8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam 9. Mã số: 60 22 54 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Lê 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Qua kết quả nghiên cứu về làng nghề nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (1986- 2008) chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: - Vĩnh Sơn là một xã nằm gần trung tâm huyện Vĩnh Tường, có nhiều điều kiện thuận lợi như: lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lí nằm gần trung tâm thương mại lớn của huyện là thị trấn Thổ Tang,... để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi rắn. Đây là điều kiện quan trọng nhằm phát triển kinh tế và góp phần nâng cao mức sống, thu nhập cho người dân Vĩnh Sơn. - Trước 1986, nghề nuôi rắn chưa thật sự phổ biến do còn nhiều khó khăn, nhưng sau 1986, được sự giúp đỡ của UBND xã, nghề nuôi rắn bắt đầu được thử nghiệm rộng rãi và hiện nay, phần đông số hộ trong xã làm nghề nuôi rắn, mang lại thu nhập cao, đóng góp vào sự phát triển của ngành chăn nuôi trong toàn xã, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống của người dân được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao. - Mặc dù vậy, nghề nuôi rắn còn gặp phải nhiều khó khăn như: làng nghề chưa được quy hoạch thành một khu riêng, phần lớn là vẫn tự phát ở các hộ nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng do chất thải từ nguồn thức ăn cho rắn, sinh nghề tử nghiệp, rủi ro trong chăn nuôi còn cao do chưa có đội ngũ y tế chuyên ngành, khó khăn về vấn đề thị trường, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm nọc đông cô, người chăn nuôi thường xuyên bị tư thương ép giá, phải bán rắn với giá rẻ… - Đề tài cũng đưa ra một vài thực trạng và giải pháp nhằm phát triển làng nghề hơn nữa trong tương lai.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name of student: Nguyen Thi Thanh Huong 2. Gender: Female 3. Date of birth: 07/10/1985 4. Place of birth: Tam Phuc Vinh Tuong-Vinh Phuc 5. Number of decision to recognize students: 2551/2007/QD-XHNV-KH on November 2, 2007 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University 6. Changes in the training process: No 7. Title of thesis: Learning about snake farming village in Vinh Son, Vinh Tuong district, Vinh Phuc Province (1986 - 2008) 8. Subject: History of Vietnam 9. Code: 60 22 54 10. Scientific instructor: Associate Proffesor. PHD. Nguyen Dinh Le Rector of the History Department, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University 11. Summary of the results of the thesis: Through the results of studies of snake farming village in Vinh Son commune, Vinh Tuong district, Vinh Phuc Province (1986 - 2008) we make the following comments: - Vinh Son locates near the center of Vinh Tuong district, it has many favorable conditions such as: plentiful labor, experience in livestock, infrastructure, geographic location near Tho Tang, a big commercial center of distrist to develop economy, especially to develop and improve the economic efficiency of snake farming. This is an important condition to develop economy and enhance living condition and income of people in Vinh Son. - Before 1986, snake farming was not popular because of many difficulties, however, after 1986, with the help of people’s committees of commune, snake farming was tested widely and now most of households in commune work in this sector, bringing high income to people, contributing to the development of livestock sector in whole village, changing the face of rural area, improve living condition, and enhance education level of people. - However, snake farming still has many disadvantages: the farming village has not been planned in a separate location, most of households is spontanous to feed snake so that the pollution of environment is increasing because of waste from food resource of snake, risk in career, high risk in farming because lack of professional medical team, difficulties in finding market, especially consuming venom products, traders usually depress price and farmers have to sell snake with low price… - The thesis also gives some situation and solution to develop the snake farming village in future.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây