TTLV: Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông

Chủ nhật - 04/11/2012 09:27
Thông tin luận văn "Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (Nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)" của HVCH Phan Đức Nam, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (Nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình)" của HVCH Phan Đức Nam, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Phan Đức Nam 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 17/08/1982 4. Nơi sinh: Thái Bình 5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2560/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 7/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (Nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Quỳnh Nam Đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu Con người- Viện KHXH Việt Nam 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Từ khi Đổi mới, đời sống kinh tế-xã hội nước ta đã có những chuyển biến to lớn, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, giáo dục Việt Nam hiện nay, trong đó có hệ thống giáo dục phổ thông đang gặp phải những thách thức lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường, những "khiếm khuyết" của dịch vụ giáo dục ngày càng bộc lộ rõ nét. Vì thế, không khó hiểu, trong những năm gần đây, nhiều vấn đề của dịch vụ giáo dục được dư luận xã hội và truyền thông đại chúng đặc biệt quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dư luận xã hội quan tâm rộng rãi đến tất cả khía cạnh của của dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông, và đều được sự quan tâm của các nhóm xã hội với các mức độ khác nhau, trong đó, vấn đề chất lượng của dịch vụ giáo dục luôn là trọng tâm trong các cuộc trao đổi, chứng tỏ rằng chất lượng giáo dục không chỉ là mối quan tâm của các nhà chuyên môn mà còn là trăn trở của nhiều người sử dụng loại hình dịch vụ xã hội này. Đáng lưu ý, tình trạng xuống cấp đạo đức của học sinh hiện nay được số đông cha mẹ học sinh cho rằng là vấn đề cấp bách của giáo dục. Trong khi đó, ngoài điểm chung với cha mẹ học sinh trong cách đánh giá về sự xuống cấp của đạo đức học sinh, giáo viên lại quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ nhà giáo ở vấn đề năng lực chuyên môn, tâm huyết nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ. Các cuộc họp phụ huynh học sinh là "diễn đàn" trao đổi, thảo luận chính để hình thành và thể hiện dư luận xã hội của các bậc cha mẹ về những vấn đề của nhà trường mà họ quan tâm và cho là cấp bách. Tuy nhiên, khoảng một nửa số người trả lời cho rằng ý kiến của phụ huynh không có ảnh hưởng gì tới chương trình học tập của nhà trường. Nhìn chung chất lượng giáo dục được phần đông hộ gia đình đánh giá ở mức "hài lòng". Điều này thể hiện thái độ ít phê phán về chất lượng giáo dục từ phía người dân. Tuy nhiên, có thể do các yếu tố tâm lý trong mối tương tác với các cá nhân khác trong gia đình, cộng đồng và nhà trường; nhận thức và nắm bắt thông tin về các vấn đề của dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông còn khá hạn chế, nên họ chỉ có thể đánh giá trong phạm vi hẹp ở nhà trường mà con cái họ đang theo học, hơn là việc đối chiếu với những nhu cầu, kỳ vọng mà mục tiêu về chất lượng của hệ thống giáo dục đề ra trong Luật Giáo dục. Đánh giá về nội dung hiệu quả dịch vụ giáo dục của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và gia đình học sinh và những kiến nghị đưa ra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục với mức độ rất cần thiết và cần thiết của phần lớn hộ gia đình có thể giải thích cho lý do trên. Nghiên cứu này là một trong số những nghiên cứu đầu tiên dưới góc độ xã hội học về dư luận xã hội đi sâu phân tích dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông tại một địa bàn ở khu vực nông thôn hiện nay, từ đó là cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách giáo dục phổ thông, nhằm thúc đẩy phát triển loại hình dịch vụ xã hội này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng dịch vụ và những đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có) 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu dư luận xã hội về chất lượng giáo dục đại học (trường hợp Trường Đại học KHXH & NV, Trường Đại học KHTN tại Hà Nội).

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1.Full name of student: Phan Duc Nam 2. Gender: Male 3. Date of birth: 17/08/1982 4. Place of birth: Thai Binh Province 5. Decision of postgraduate student recognization: 2560/2007/QD-XHNV-KH dated 07/11/2007 of the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University 6. Changes in the training process: No 7.Title of thesis: The public opinion of education services in secondary schools (Research in Hung Ha district, Thai Binh province) 8. Major: Sociology; Code: 60 31 3011 9. Guidance Teacher: Assoc. Dr. Quynh Mai Nam Employer: Institute for Human Academy under Institute of Viet Nam Social Sciences 10. Summary of the findings of the thesis: Since the Innovation (Doi Moi), social and economic situation of our country has made great changes, including the education sector. Besides the remarkable results achieved, the Vietnamese education nowadays, including the education system is facing major challenges. In particular, in the context of globalization, international integration, industrialization and modernization, developing socialism-oriented market economy, the "defect" of education services has been clearly revealed more and more. So, it is not hard to understand, in recent years, public opinion and mass media has been paid their attention on many problems of educational services. Research results showed that public opinion pays extensive attention to all aspects of education services at the school levels, and all the attention of social groups with different levels,in which the issue of quality education services are the focus of the conversation, showed that the quality of education is not only the concern of the professionals but also the concern of many users of these social services. Notably, the moral degradation of the students are now the majority of parents whom believe that education is imperative. Meanwhile, besides the common points with the parents in assessing the moral degradation of the students, teachers pay more attention to teachers in professional capacity issues, career passion and remuneration. The parent meetings are exchange "forum" and discussion to form and express public opinion of parents about school matters that they concern and considering to be urgent. However, about half of the respondents said that the opinion of the parents does not affect the school's academic program. In general, the majority of households assessed as "satisfied" of quality of education. This represents less critical attitude about the quality of education from the people. However, maybe due to psychological factors in the interactions with other individuals in the family, school and community; awareness and information capture about the problems of education services at the school level is quite limited, therefore, they can only be evaluated in a narrow range in the school that their children attend, rather than matching the needs, expectations that the goals of the quality of the education system prososed in the Education Law. Evaluation opinion of educational content and services of the Government that it did not meet the requirements of the students and families of students and make recommendations to improve the quality of education with options “essential” and “very essential” of the most of households could explain for the above reasons. This study is one of the first studies sociological perspective on public opinion in extensive analysis of public opinion on education services in secondary school in a rural area, which is the scientific basis for the formulation of education policy, to promote the development of this type of social services, to better meet the needs of service users and the new requirements of socio-economic development of the country. 11. Practical applicability, if any 12. Further research directions: Public opinion research on the quality of higher education (case of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi University of Natural Sciences).

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây