Thông tin luận văn 'Thái độ của người dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đối với vấn đề sử dụng nước sạch' của HVCH Nguyễn Kim Thành, chuyên ngành Tâm lí học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Kim Thành
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13 tháng 11 năm 1980
4. Nơi sinh: Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ
5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 262/QĐ/XHNV-SĐH ngày: 20/4/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Thái độ của người dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đối với vấn đề sử dụng nước sạch”.
8. Chuyên ngành: Tâm lí học ; Mã số: 60 31 80
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS-TS Võ Thị Minh Chí
Đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu Sư phạm – Đại học Sư phạm Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn đã đánh giá được thái độ của người dân tại 4 xã Đại Thắng, Đại An, Liên Bảo và Hợp Hưng tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đối với vấn đề sử dụng nước sạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn người dân đã có nhận thức đúng đắn về nước sạch, hiểu về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống và bước đầu đã có thói quen sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, mặc dù nhận thức được như vậy nhưng hành vi sử dụng nước sạch của họ còn chưa trở thành thói quen thường xuyên trong cuộc sống. Người dân vẫn còn tâm lí cho rằng nước sạch dù rất cần thiết nhưng chưa phải là duy nhất bởi họ vẫn còn có thể sử dụng đồng thời nhiều loại nước khác như nước mưa, nước giếng…Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là Dự án cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn tỉnh Nam Định cần có những biện pháp nhằm thúc đẩy việc sử dụng nước sạch ở người dân các xã tại huyện Vụ Bản một cách thiết thực hơn như nâng cấp chất lượng nước, cơ chế lắp đặt, thu phí dịch vụ… Có như vậy, người dân tại huyện Vụ Bản nói riêng và người dân nói chung mới tiếp cận và sử dụng nước sạch của dự án một cách thuận lợi và thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả của luận văn có khả năng ứng dụng trong việc triển khai dự án Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn tại các tỉnh, thành khác trên cả nước, đặc biệt là hợp phần truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch và vệ sinh.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu và đánh giá trên diện rộng về hành vi sử dụng nước sạch của người dân tại 4 xã của huyện Vụ Bản và toàn bộ các xã trên địa bàn dự án của Tỉnh Nam Định nhằm đánh giá hiệu quả của dự án cấp nước sạch đối với cuộc sống của người dân.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyễn Kim Thành 2. Sex: Female
3. Date of birth: 13/11/1980 4. Place of birth: Phu Tho Province
5. Admission decision number: 262/QĐ/XHNV-SĐH Dated 20/4/2009
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: “The attitude of people in Vu Ban district-Nam Dinh province about question of using cleaning water”
8. Major: Psychology 9. Code: 60 31 80
10. Supervisors: Assoc.Prof – PhD Vo Thi Minh Chi
Working place: The Institute For Educational Research
11. Summary of the findings of the thesis: The thesis already assessed the attitude of people in 4 communes: Dai Thang, Dai An, Lien Bao and Hop Hung – Vu Ban district – Nam Dinh province about question of using cleaning water. The result showed that almost of people in here has awoken correctly about cleaning water and the importance of cleaning water in life, therefore they have had initial habit in daily using cleaning water. However, although they awoke like that but their behaviour in using cleaning water still haven’t become a regular habit yet. They still have psychology to think that it is necessary to use cleaning water but it isn’t the only choice, because they can still use many kinds of water like as: rain-water, well water,… Then the question is which is the methods for rural cleaning & cleaning water suppling project to promote people in there to using cleaning water more practical as improving the quality of water, installing mechanism, receiving service fee,…In that way, people in general and the people in Vu Ban in particular will approach and use project’s cleaning water advantageously to improve the quality of rural life.
12. Practical applicability, if any: The result of this thesis can be applied to deploy rural cleaning & cleaning water suppling project in other provinces, cities in whole country, especially have helped to popularize to raise the awareness of people about cleaning and using cleaning water.
13. Further research directions, if any: In next time, I will research and evaluate on a large scale about the behaviour of using cleaning water of people in 4 communes Vu Ban district Nam Dinh province to evaluate the effect of cleaning water suppling project to the people.