Thông tin luận văn "Thịt chó trong văn hoá ẩm thực của người Việt - Nghiên cứu trường hợp phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội" của HVCH Phạm Thị Thu Hiền, chuyên ngành Dân tộc học.
1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Thu Hiền
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30- 7- 1983
4. Nơi sinh: Thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/ QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn: Thịt chó trong văn hoá ẩm thực của người Việt - Nghiên cứu trường hợp phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội
8. Chuyên ngành: Dân tộc học. Mã số: 60 22 70
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đối với nhiều người Việt Nam, thịt chó được xem là món ăn khoái khẩu trong khi với những người khác, thịt chó không được ưa thích, ngược lại, xem đó như là món ăn cần phải kiêng kị. Tại sao có những quan điểm trái ngược như vậy về cùng một món ăn? Liệu có mối liên hệ nào không giữa thịt chó như một món ăn với những quan niệm về ẩm thực, y tế, và tâm linh của các nhóm cư dân khác nhau? Người Việt quan niệm về con chó với tư cách là một vật nuôi thân thiết của nhiều gia đình như thế nào? Tại sao người ta ăn hay không ăn thịt chó? Thịt chó được mua bán, chế biến như thế nào, và nó có chức năng vật chất và tâm linh thế nào trong đời sống người Việt? Luận văn này trên cơ sở khảo sát thực địa tại phường Dương Nội, ngoại thành Hà Nội ngày nay, hi vọng sẽ giúp làm sáng tỏ phần nào những câu hỏi trên.
Luận văn này, trên cơ sở luận điểm của nhà dân tộc xô-viết nổi tiếng N.N. Trê-bốc-xa-rốp về Văn hoá vật chất và phương pháp nghiên cứu văn hoá vật chất, trong đó cho rằng thức ăn, bên cạnh chức năng vật chất để duy trì cuộc sống, còn có chức năng xã hội quan trọng, đó là nó giúp gắn kết con người hay chia rẽ con người. Vấn đề không phải chỉ là người ta ăn hay uống thức ăn đồ uống nào đó chỉ để thoả mãn đói hay khát, mà là khi nào người ta ăn và uống với nhau. Ông cho rằng tôn ti trật tự xã hội, niềm tin tôn giáo và cấu trúc các mối quan hệ giới có tác động đến cách người ta ăn hay không ăn một thức ăn nào đó, và khi nào người ta ăn hay không ăn với nhau.
Luận điểm của Trê-bốc-xa-rốp đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu về vai trò của thịt chó trong văn hoá ẩm thực của người Việt. Nó giúp lí giải những vấn đề nêu ra trong nghiên cứu này. Khảo sát của chúng tôi ở Dương Nội cho thấy có những trường phái chế biến thịt chó khác nhau, dựa trên quan điểm về mối liên hệ giữa cặp phạm trù “Nóng – Lạnh” trong văn hoá ẩm thực người Việt. Tuy nhiên, thịt chó không chỉ là món ăn khoái khẩu của một số người, thịt chó còn là một thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh theo quan điểm y học cổ truyền của người Việt. Quan niệm về con chó với tư cách là vật nuôi trong nhà và chó với tư cách là một thức ăn và thực phẩm chức năng có thể được xem là những yếu tố tác động đến việc người ta ăn hay không ăn thịt chó và cách ăn như thế nào.
Xu hướng ăn thịt chó, dù là khoái khẩu hay sử dụng như một thực phẩm chức năng, dường như có xu hướng tăng lên mạnh mẽ ở Hà Nội, đến mức làm hình thành những “vương quốc thịt chó” như ở Dương Nội để cung cấp cho nhu cầu khổng lồ của thành phố và vùng phụ cận ngoại ô Hà Nội. Chế biến và cung cấp thịt chó đang trở thành một “công nghiệp” thực phẩm có giá trị thương mại cao nhưng việc kiểm soát chế biến món ăn này chưa được chặt chẽ và đặt ra những vấn đề dịch tễ học nghiêm ngặt nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Nghiên cứu này, ngoài việc khám phá bản chất, thói quen và quan niệm tâm linh liên quan đến tục ăn thịt chó và sử dụng nó như là một thực phẩm chức năng, còn đặt ra vấn đề dịch tễ học, kiểm soát dịch bệnh và vấn đề đạo đức liên quan đến việc ăn thịt vật nuôi thân thiết của con người.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu có thể và cần thiết mở rộng quy mô khảo sát trên diện rộng và sâu làm cơ sở so sánh, quan niệm của các cộng đồng và tôn giáo về thịt chó.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Phạm Thị Thu Hiền
2. Sex: Female
3. Date of birth: 30/7/1983
4. Place of birth: Hà Tây
5. Admission decision number: 2551/2007/ QĐ-XHNV-KH&SĐH; Dated 02/11/2007
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Dog meat as a way of the Viet’s eating and drinking (Research in Duong Noi Ward of Hanoi City)
8. Major: Ethnology 9. Code: 60 22 70
10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr Nguyen Van Chinh
11. Summary of the findings of the thesis:
Dog meat is a well-known food preferred by part of Vietnamese but it is also regarded as a food taboo that some should not eat. The questions could be raised for discussions as why it is a great food for some persons but for the others, it is not accepted?
This study, based on the theoretical perspective as suggested by the soviet ethnographer Treboksarov, proposes that food has its social functions. One eats food not only to satisfy physical demands for survival, but more attentions should be given for the fact that when ones eat together and when not, and how foods can create relationship or and separate people?
Fieldwork in Duong Noi Ward of Hanoi City suggests that dog meat is not only a preferred food by part of Vietnamese, but this food is also used as a functional food for cases of sickness. It is the perception of the Vietnamese on the beliefs, sickness treatments, and food preference that schools of dog meat processing and cooking are created.
The demand for dog meat has likely been on increase and some sorts of “kingdom of dog meat” like Duong Noi have been emerged. Besides, the epidemics of processing and selling the dog meat are also seriously concerned.
12. Practical applicability, if any: The findings indicate the important of social functions of food, in this case, dog meat, and aspects of epidemic concerns.
13. Further research directions, if any: Further investigation on a larger scale and culturally comparative perspective could be developed in combination with epidemic point of views is expected.