TTLV: Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật

Thứ sáu - 22/02/2013 01:40
Thông tin luận văn "Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật (qua khảo sát Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình)" của HVCH Nguyễn Thị Ngọc Linh, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật (qua khảo sát Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình)" của HVCH Nguyễn Thị Ngọc Linh, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Ngọc Linh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày, tháng, năm sinh: 17/08/1982. 3. Nơi sinh: Thanh Miếu, Việt Trì, Phú Thọ. 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ - XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: "Thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật (qua khảo sát Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình)". 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Văn Tùng, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 10. Tóm tắt kết quả của luận văn: Nghiên cứu đã mô tả thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật hiện nay tại cơ sở, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới việc trẻ em vi phạm pháp luật, từ đó nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp về công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, công tác đào tạo giáo viên dạy giáo dục công dân và cán bộ công tác xã hội cho đối tượng đặc biệt này. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhiều và nghiêm trọng hơn so với trẻ ở độ tuổi 12 đến dưới 14 tuổi và 16 đến dưới 18 tuổi. Hành vi vi phạm pháp luật mà trẻ thực hiện nhiều là: cố ý gây thương tích, cướp giật, trộm cắp, vận chuyển trái phép chất ma tuý. Về học vấn, đa số các em đều có kết quả học tập không tốt, nhiều em khi vào trường ở trong tình trạng mù chữ. Các em đều có tâm lí chung là không thích học, học kém, nhận thức chậm. Về hoàn cảnh gia đình, hầu hết các em học sinh trong trường đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt; nhiều em mồ côi cha mẹ, sống với ông bà hoặc những người thân, thậm chí sống lang thang một mình; nhiều em bố mẹ li dị, bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ đều đi tù, cai nghiện...Về địa bàn cư trú, phần lớn các em sống tại đồng bằng và thuộc vùng nông thôn, tiếp đó là các em sống ở thành phố, thị xã và cuối cùng là vùng núi và hải đảo Trẻ em vi phạm pháp luật bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân cơ bản nhất là thiếu quan tâm, gương mẫu của gia đình, sự phối hợp thiếu đồng bộ của nhà trường và các tổ chức xã hội, bên cạnh đó trẻ em vi phạm pháp luật còn nảy sinh từ đặc điểm tâm, sinh lí và khả năng nhận thức của trẻ. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề tài đã đưa lại cái nhìn tổng quan về thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật hiện nay. Đề tài cũng chỉ ra các nguyên nhân của các thực trạng trẻ em vi phạm pháp luật và xây dựng các khuyến nghị đối với cán bộ công tác xã hội và giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Student’s name: Nguyen Thi Ngoc Linh Gender: Female 2. Date of birth: 17 August 1982 3. Place of birth: Thanh Mieu, Viet Tri, Phu Tho 5. Admission Decision No: 1528/QĐ - XHNV-KH&SĐH dated 14 October 2009 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU. 6. Changes in the training process: None 7. Thesis title: "the real situation on law-breaking of children” (through the investigation at Reformation School No 2 in Ninh Binh). 8. Major: Sociology; Code: 60 31 30 9. Supervisor: Assoc. Prof. Trinh Van Tung 10. Summary of the thesis findings: The thesis has described the real situation on law-breaking of children currently at the school and pointed out factors influencing on law violation of children. Then, the thesis has suggested certain recommendations and solutions to the law education at school, training for teachers teaching citizen education and social workers for these special objects. The results of the thesis has shown that the children at the ages ranging from 14 to 16 violate the law more seriously than ones at the ages ranging from 12 to 14 and from 16 to 18. Acts violating the law that the children commit much include: wilfully injuring others, stealing, robbing, illegally trafficking drugs. In term of education, most children do not have good results in studying. A lot of them on entering the school are illiterate. Almost of them do not like studying, study badly and are slow at understanding. In term of family, most of the pupils at the school have specially- difficult families; a lot of them are orphans who have to live with their grandparents or other relatives even alone; a lot of them whose parents are divorced, father, mother or parents are in prison, or in detoxication centers… Referring to the residential location, most of them live in the delta and rural area, then those lives in cities, towns and at last those resides in mountainous areas and islands. Law- breaking of children arises from different rationales. The basic rationales are shortage of concern and standards from family; lack of conformity in coordination between school and social organizations. Moreover, law- breaking of children also emerges from characteristics of psychology, physiology and cognition capacity of children. 11. Possible application in reality; The thesis has brought back the general view on the real situation on law-breaking of children currently. The thesis has also pointed out rationales of the real situation on law breaking of children as well as suggested recommendations to social protection workers and teachers teaching citizen education.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây