TTLV: Kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách chữa trị của người Tày

Thứ hai - 28/01/2013 08:51
Thông tin luận văn "Kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách chữa trị của người Tày ở nông thôn miền núi tỉnh Yên Bái (nghiên cứu trường hợp xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên)" của HVCH Nguyễn Thu Quỳnh, chuyên ngành Dân tộc học.
Thông tin luận văn "Kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách chữa trị của người Tày ở nông thôn miền núi tỉnh Yên Bái (nghiên cứu trường hợp xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên)" của HVCH Nguyễn Thu Quỳnh, chuyên ngành Dân tộc học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thu Quỳnh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 01/11/1987 4. Nơi sinh: Minh Quân, Trấn Yên, Yên Bái 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/ QĐ – XHNV – KH&SĐH ngày: 14/ 10/ 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn cách chữa trị của người Tày ở nông thôn miền núi tỉnh Yên Bái (nghiên cứu trường hợp xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên) 8. Chuyên ngành: Dân tộc học; Mã số: 602270 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Chính, Bộ môn Nhân học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Nghiên cứu này tìm hiểu kiến thức về sự đau ốm và quyết định lựa chọn phương thức chữa trị bệnh tật của người Tày ở khu vực nông thôn miền núi Bắc Việt Nam. Nghiên cứu này xuất phát từ giả thiết cho rằng giữa kiến thức của người dân và tri thức khoa học về ốm đau có những khác biệt nhất định. Người dân giải thích hiện tượng đau ốm bằng nhận thức và kinh nghiệm mà họ thu nhận được từ những thế hệ đi trước và từ trong cộng đồng. Những giải thích về tình trạng bệnh tật của họ thường được thể hiện thông qua quan niệm truyền thống về cơ chế gây bệnh, chủ yếu là mối liên hệ giữa hai yếu tố NÓNG và LẠNH, nhưng nhiều khi cũng được giải thích bằng quan điểm tâm linh, thông qua quan hệ giữa lực lượng SIÊU NHIÊN vô hình và CON NGƯỜI ở thế giới thực tại, vì vậy thường có màu sắc tôn giáo, huyền bí, thậm chí có phần phi lí. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đặt ra nhiệm vụ khám phá những kiến thức, quan niệm của người dân về ốm đau để hiểu các kiến thức ấy chi phối như thế nào tới các thực hành chăm sóc sức khoẻ của họ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tri thức về đau ốm và cách thức chữa trị cổ truyền được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trong đó nữ giới có vị trí rất quan trọng trong việc lưu giữ tri thức ấy. Quan niệm về ốm đau tác động rất lớn tới hành vi lựa chọn chữa trị, nhưng bên cạnh đó, các yếu tố khác như khả năng chi trả của gia đình bệnh nhân, khả năng cung cấp dịch vụ của các khu vực y tế ở nơi sinh sống, điều kiện giao thông cũng tác động tới sự lựa chọn cũng như quá trình chữa trị của họ. Mặt khác, rất hiếm khi quyết định chữa trị lại được đưa ra bởi một cá nhân, thậm chí bởi một gia đình (gia đình hạt nhân), mà quan hệ thân tộc lại giữ vai trò rất lớn. Thông thường, quyết định chữa trị sẽ được đưa ra sau khi cả gia đình, họ hàng bàn bạc, mà trong những cuộc thảo luận đó, ý kiến của chủ hộ, của trưởng họ thường là ý kiến cuối cùng. Trên cơ sở chia sẻ những tri thức chung về ốm đau, và căn cứ vào bối cảnh của từng gia đình người ốm mà người ta lựa chọn các khu vực chữa trị theo các mô hình khác nhau. Có thể họ tìm đến nhiều khu vực y tế khác nhau, hoặc đến lần lượt các khu vực y tế; hoặc kết hợp hợp cả hai mô hình trước. Từ những phát hiện chính từ nghiên cứu trường hợp một cộng đồng cư dân tày ở Trấn Yên, có thể rút ra nhận xét rằng văn hoá truyền thống và các điều kiện kinh tế xã hội là hai yếu tố chủ yếu tác động đến việc ra quyết định phương thức chữa trị đau ốm của người Tày. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Bằng việc làm rõ mối quan hệ giữa kiến thức về đau ốm và sự lựa chọn chữa trị, cũng như mối quan hệ đó có tác động tới sức khoẻ con người, nghiên cứu này cung cấp kiến thức về quan niệm và hành vi của người Tày Trấn Yên về đau ốm, bệnh tật và cách họ lựa chọn phương thức chữa trị. Ngụ ý từ phát hiện chính của nghiên cứu này được cho là có ích cho việc xây dựng chương trình chăm sóc sức khoẻ của người Tày nói riêng và người dân các cộng đồng dân tộc thiểu số nói chung.. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Cần thiết phải tiến hành nghiên cứu về vấn đề này trên một phạm vi rộng hơn, sử dụng tiếp cận so sánh tri thức và dịch vụ y tế ở các địa bàn và tộc người khác nhau mới có thể mang lại những ngụ ý thiết thực hơn cho các hành động thực tiễn.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: NGUYỄN THU QUỲNH 2. Gender: Female 3. Date of birth: 01/11/2987 4. Place of birth: Minh Quân, Trấn Yên, Yên Bái 5. Admission decision number: 1528/ QĐ – XHNV – KH&SĐH Dated 14/ 10/ 2009 6. Changes in academic process: 7. Official thesis title: Local knowledge on sickness and treatment options of Tay people in Yen Bai province (A case study in Kien Thanh commune, Tran Yen district) 8. Major: Ethnology; Code: 602270 9. Supervisor: Assoc. Prof., Dr. Nguyen Van Chinh, Department of Anthropology, the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi. 10. Thesis summary: This study is ethnography on the Tay people’s knowledge on the sickness and their choices of treatments. The study first explores the traditional concepts of the Tay ethnic group in Tran Yen Commune, Yen Bai province, then analyse the factors contributing into the way how the local people choose the treatment remedies. It is based on the proposition that there are differences in the local knowledge and modern scientific points of views regarding the state of illness, particularly with regards to the diagnosis of the causes of sickness from which the treatment methods are selected. Physically, it is believed that the heat and coldness are basic elements in traditional diagnosis of sickness while the interaction between human beings and supernatural forces is deemed to be the major causes of illness. Based on the diagnosis of sickness causes, the treatment choices is made, ranging from seeking for the traditional medicine, traditional healers, hospitals, shamans or buying western medicine. This knowledge about the illness and treatment is shared and handed down from generation to generation among community member, in which women play an important role in the process. The concept of illness has a large impact on their behaviour of treatment options; however, there are also other factors influencing the decisions and process of treatment such as the patient’s affordability, the possibility to provide services from medical sectors, and means of transportation. In many cases, it is found that individuals and their nuclear family members rarely make the final decision of treatment remedies but the voices of the heads of extended family are usually listened and obeyed. On the basis of sharing the common knowledge about illness, and based on the situation of each patient, treatment options in different areas are chosen, ranging from following the traditional healing to modern health care or combination of two. Our study indicates that traditional culture and family’s socio-economic conditions have a strong impact on decision making of treatment for illness of the Tay. 11. Applicability in practice: By providing an ethnography on the relationship between knowledge about illness and treatment options as well as its impact on humans’ health, this study contributes to practical actions for health care programs among the Tay in particular, and ethnic minorities in Yen Bai general. . 12. Further research directions: Further research on a larger scale and comparative approach could provide more useful information for practical purposes.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây