TTLV: Ảnh hưởng của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường

Thứ sáu - 22/02/2013 01:42
Thông tin luận văn "Ảnh hưởng của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT tại Hà Nội hiện nay" của HVCH Nguyễn Thị Huyền, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Ảnh hưởng của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT tại Hà Nội hiện nay" của HVCH Nguyễn Thị Huyền, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Huyền 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 16/08/1983 4. Nơi sinh: Bắc Giang 5. Quyết định công nhận học viên số 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không 7. Tên đề tài luận văn: Ảnh hưởng của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT tại Hà Nội hiện nay 8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số: 60.31.30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Văn Tùng - Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Để đáp ứng mục tiêu của Đảng là phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải ngày được nâng cao. Một câu hỏi quan trọng đặt ra ở đây là cán cân nhân lực trong các ngành nghề đã phù hợp hay chưa? đề tài “Ảnh hưởng của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT tại Hà Nội hiện nay” sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi này. Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ ra rằng sau khi tốt nghiệp THPT học sinh có xu hướng lựa chọn con đường ĐH, CĐ thay vì đi học THCN hoặc học nghề và lựa chọn ngành học phần lớn dựa vào giá trị nghề nghiệp: những ngành có cơ hội xin việc và thu nhập cao. Hậu quả, rất nhiều sinh viên ra trường không xin được việc làm hoặc làm trái ngành trong khi xã hội đang thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao. Có thể lí giải điều đó bằng nhiều yếu tố: Việc mở rộng mạng lưới đào tạo Đại học khiến HS có cơ hội vào học nhiều hơn; mặt khác với tâm lí coi trọng bằng cấp của các bậc phụ huynh đã ảnh hưởng phần nào đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh; điều quan trọng hơn cả là do công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông chưa thực hiện tốt vai trò hướng nghiệp, chưa có sự định hướng đúng đắn trong lựa chọn nghề của HS. Số liệu điều tra cho thấy hoạt động hướng nghiệp của nhà trường có ảnh hưởng không nhiều tới lựa chọn nghề của HS. Sở dĩ hoạt động hướng nghiệp chưa đạt hiệu quả là do thời gian hướng nghiệp ít, đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về tư vấn hướng nghiệp, trang thiết bị dạy học hướng nghiệp còn thiếu, nội dung GDHN còn chung chung, hình thức GDHN không đa dạng. Từ việc phân tích thực trạng của công tác hướng nghiệp, xu hướng lựa chọn nghề và ảnh hưởng của giáo dục hướng nghiệp đến lựa chọn nghề của học sinh chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hướng nghiệp giúp học sinh có được định hướng đúng đắn trong lựa chọn nghề cho tương lai

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thi Huyen 2. Sex: female 3. Date of birth: 16/08/1983 4. Place of birth: Bac Giang 5. Admission decision number: 1528/2009/QD-XHNV-KH Dated on October 14nd 2009 by the Headmaster of Hanoi National University of Humanity and Social Science. 6. Changes in academic process: no change 7. Official thesis title: ”The impact of vocational education in high schools on the selection of courses of its students in Hanoi at this time” 8. Major: Sociology Code: 60.31.30 9. Supervisors: Trinh Van Tung, Ph.D, Sociology Faculty – College of Social Sciences and Humanities. 10. Summary of the findings of the thesis: To meet our Party’s objective of striving to become an industrialized country for 2020, it is required that our human resources must be improved. There is a question that: Is there a balace of human resources between industries? The subject: “The impact of vocational education in high schools on the selection of courses of its students in Hanoi at this time” may support to uncover this problem. Many recent researches found that after graduating high school students tend to choose to study at a university or a college instead of attending vocational or training center and selection of course is largely based on professional values: job opportunities and high salary. As a result, many graduates can not get jobs or left the industry while society is the lack of high-skilled labor force. It can explained by a number of reasons, such as the expansion of higher education network so that students have more opportunity to study; otherwise psychology of the importance of degree in their parents’ minds are somewhat affect the selection of student occupations; the most importance is due to the work of vocational guidance in high schools have not made better career role, without the proper orientation in career choice of students. Indicates show that the school's vocational activities have not much influence on career choice of students.Vocational activities is not effective because of lack of vocational time, teachers have not been trained in vocational counseling, vocational training equipment missing, vocational contents are too general and not varied forms. With the analysis of the current status of the work of career, job selection trends and the impact of vocational education to the student's career choice, we suggest here some solutions to improve the efficiency of vocational activities and to help students get on the right direction in the career choice for the future.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây