TTLV: Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung tại Trung Á từ năm 2001 đến năm 2012

Thứ năm - 24/12/2015 21:06

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phan Thị Bạch Tuyết                              

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06 / 04 /1981

4. Nơi sinh: Long An

5. Quyết định công nhận học viên số: 1502/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 06/08/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ- Trung tại Trung Á từ năm 2001 đến năm 2012

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                                             Mã số: 60.31.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Nam Tiến, Khoa Quan hệ Quốc tế - trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trung Á trước năm 1991 được biết đến là một bộ phận trong Liên Bang Xô Viết với trình độ phát triển thấp hơn các nước cộng hòa khác trong Liên Bang, nằm ở vùng đất sâu trong lục địa không có vùng thông thương ra biển. Nước là nguồn tài nguyên cực kỳ quý giá ở Trung Á, là nguyên nhân dẫn đến một số tranh chấp quốc tế, thường xuyên bị tổn thương bởi các cường quốc bên ngoài.

Mỹ và Trung Quốc có những lợi ích địa – chính trị, an ninh, kinh tế quan trọng ở Trung Á. Tình hình ổn định của khu vực Trung Á cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc Trung Quốc thực hiện mục tiêu chiến lược khai thác khu vực phía Tây, đảm bảo đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng. Bên cạnh đó, Mỹ được coi là một lực lượng bên ngoài mới có ảnh hưởng lớn tới Trung Á. Với mục tiêu duy trì vị thế siêu cường số 1, Trung Á trở thành chìa khóa triển khai tham vọng của Mỹ ở châu lục Á – Âu. Quan hệ Trung – Mỹ tại Trung Á là mối quan hệ đan xen lợi ích, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác và hình thành sự cân bằng lực lượng tại Trung Á. Mỹ với chính sách “Đại Trung Á”, Trung Quốc thì chủ trương “Tây tiến” đã khiến cuộc cạnh tranh trên “bàn cờ lớn” Trung Á thêm phần phức tạp và khó dự đoán.

Bằng nhiều hình thức, biện pháp, công cụ khác nhau, Mỹ và Trung Quốc đã thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống chính trị, kinh tế và an ninh của các nước Trung Á. Bên cạnh việc tích cực thúc đẩy các mối quan hệ song phương, đa phương giữa các nước Trung Á thì bản thân hai cường quốc này cũng không bỏ qua cơ hội kiềm chế lẫn nhau để gia tăng ảnh hưởng, giành được những lợi ích lớn nhất về phía mình. Nhằm hạ thấp ảnh hưởng của Trung Quốc Mỹ đã sử dụng biện pháp đa phương, dựa vào NATO, OSCE… để tăng cường sự hiện diện quân sự ở Trung Á, sử dụng các chiêu bài dân chủ và nhân quyền, tác động tới việc cải cách chuyển đổi mô hình của các nước Trung Á, ngăn chặn Trung Quốc thông qua SCO thực hiện “cùng quản lý” Trung Á. Mỹ cũng đã sử dụng tốt các “chiêu bài” tăng cường quan hệ song phương với bản thân các quốc gia Trung Á để lôi kéo các quốc gia này đứng cùng chiến tuyến với Mỹ.

Quan hệ Mỹ - Trung đã trãi qua 40 năm thăng trầm và là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Trong thế giới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, quan hệ Mỹ - Trung không chỉ diễn tiến trong khuôn khổ của hai nước, mà còn chịu tác động bởi những quan hệ phức tạp khác trong các cấu trúc song phương, đa phương mà cả Mỹ và Trung Quốc tham dự. Quan hệ giữa hai nước lớn nhất này còn là nhân tố tác động lớn đến trật tự kinh tế- chính trị của thế giới đương đại, mà ở đó mỗi quốc gia, dân tộc đều có mong muốn hòa bình, hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, dân chủ và tiến bộ. Quá trình hợp tác 2 bên giữa Mỹ và Trung Quốc ở Trung Á sẽ là khó khăn và phức tạp. Nguyên nhân cơ bản là sự trái ngược trong mâu thuẫn an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Việc giải quyết mâu thuẫn này được quyết định bởi sự thay đổi của quan niệm, vừa được quyết định bởi sự hiểu biết lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ ở tầm cao chiến lược.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Phan Thi Bach Tuyet                      2. Sex: Female

3. Date of birth: August 6, 1981                           4. Place of birth: Long An – Viet Nam

5. Admission decision number: 1502/2012/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 06/08/2012, by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in academic process: 

7. Official thesis title: Competition US- Chinese influence in Central Asia from 2001 to 2012

8. Major: International Relations                           Code: 60.31.40

9. Supervisors: Associate Professor and Dr. Tran Nam Tien, Department of International Relations – University of Social Sciences and Humanity – Ho Chi Minh National University

10. Summary of the findings of the thesis:

Central Asia before 1991 was known as a part of the Soviet Union with a lower level of development compared with other republics in the Union, located in inland areas which do not have the area directing to the ocean. Water resources are extremely valuable in Central Asia, are the cause of a number of international disputes as well as often injured by external powerful countries.

The US and China have the important benefits of geo - political, security, economic in Central Asia. The stable situation of Central Asia is also extremely important for China in conducting strategic objectives for operating Western sector, ensuring diversification of energy supplies. Besides, the US is considered to be a new outside force which has a major influence on Central Asia. With the goal of maintaining number one super powerful country, Central Asia became the key for the US in deploying ambitions in the Asian - European continent. Relationship between the US and China in Central Asia is the relationship interwoven interests, both competitive and cooperative and formed the balance of forces in Central Asia. US with policy of the "Great Central Asia", China advocated "Go West" which led the competition on the "great chessboard" Central Asia more complex and difficult to predict.

In various forms, methods, different tools, the US and China have penetrated deeply into political life, economy and security of the Central Asian states. In addition to actively promoting bilateral and multilateral relations between the Central Asian states, the two powers do not miss the opportunity to restrain mutually to increase the influence and gain the biggest benefits for themselves. In order to decrease the impact of China, the US has used multilateral measures, based on NATO, OSCE ... to strengthen military presence in Central Asia, used the guise of democracy and human rights, impact on reforming model transformation of the Central Asian states to prevent China through the SCO conducted "jointly managed" Central Asia. America also made good use of the "guise" of strengthening bilateral relations with the the Central Asian countries to drag them stand at the front line with the US.

US - China Relation has gone through 40 years of ups and downs and is the most important bilateral relationship in the world today. In the world of globalization and international integration, the US - China relation not only progress in the framework of the two countries, but also influenced by the complex relationships in the bilateral and multilateral structures that both the US and China participate. Relations between the two largest countries is also a factor strongly influencing on political and economic order of the contemporary world, where every nation, ethnic group has the desire for peace, cooperation and friendship, equality, democracy and improvement. Cooperation between two sides the US and China in Central Asia would be difficult and complex. The underlying cause is the contradictory of traditional security and non-traditional security. The conflict resolution is determined by the change of conception, has been decided by mutual understanding between China and the US in strategic height.

11. Practical applicability:

12. Further research directions: 

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây