Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Huyền Trang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 21/12/1990
4. Nơi sinh: Đại Yên, TP Hạ Long, Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Chương trình phát triển hạt nhân của CHDCND Triều Tiên dưới góc nhìn của Chủ nghĩa hiện thực
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60.31.02.06
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Khắc Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn
Các kết quả chính của luận văn gồm:
- Khái quát một số quan điểm, khái niệm trong nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế: vấn đề quyền lực, an ninh, xung đột, lợi ích quốc gia, vô chính phủ,…
- Đánh giá nguyên nhân CHDCND Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực dưới các cấp độ nghiên cứu:
+ Cấp độ cá nhân: khẳng định vai trò quyết định chính sách của người lãnh đạo tối cao CHDCND Triều Tiên
+ Cấp độ quốc gia: trên cơ sở lợi ích quốc gia về an ninh quốc gia, kinh tế, văn hóa, quyền lực chính trị của nhóm lợi ích và người lãnh đạo, CHDCND Triều Tiên kiên định phát triển chương trình hạt nhân mặc cho bị thế giới lên án
+ Cấp độ liên quốc gia: các quốc gia tham gia vòng đàm phán đàm phán 6 bên – cơ chế được thành lập để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên đều vì lợi ích quốc gia của mình hơn là lợi ích chung, sử dụng các công cụ kinh tế, lực ảnh hưởng, sức mạnh quân sự tác động lên CHDCND Triều Tiên khiến cho quốc gia này không thể không duy trì và phát triển chương trình hạt nhân.
+ Cấp độ toàn cầu: theo lý thuyết chủ nghĩa hiện thực, thế giới là môi trường vô chính phủ đầy bất ổn, xung đột luôn xuất hiện, hòa bình chỉ là giai đoạn hòa hoãn để chuẩn bị cho xung đột tiếp theo nên các quốc gia luôn phải tự cường sức mạnh quân sự để đảm bảo an ninh và lợi ích. Thực tế thế giới heienj nay với rất nhiều các cuộc xung đột đang xảy ra càng chứng minh môi trường bất ổn khiến cho việc CHDCND Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là khó xảy ra.
- Do những lợi ích quốc gia rõ rệt nên các quốc gia trong bàn đàm phán 6 bên (trong đó có cả CHDCND Triều Tiên) vẫn sẽ tạm duy trì hiện trạng hạt nhân như hiện nay. Việc phát triển chương trình hạt nhân ở quy mô lớn hơn là khó xảy ra và việc CHDCND Triều Tiên chấp nhận từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân cũng là không thể.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên các ngành Quốc tế học, Quan hệ quốc tế, Chính trị quốc tế…. và cho những người quan tâm đến các nghiên cứu lý thuyết quan hệ quốc tế.
- Đề tài cũng góp phần nghiên cứu chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, đánh giá xu hướng thái độ của các cường quốc về vấn đề này cũng như quan hệ giữa các nước lớn nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- CHDCND Triều Tiên trong quan hệ Mỹ - Trung.
- Cục diện chính trị Đông Á trong tương lai.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Vu Thi Huyen Trang 2. Sex: Female
3. Date of birth: 21/12/1990 4. Place of birth: Quang Ninh
5. Admission decision number: 2797/2012/QĐ-XHNV-SĐH, dated 28/12/2012 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: The nuclear development programs of North Korea from the Perspective of Realism
8. Major: International Relations Code: 60.31.02.06
9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Hoang Khac Nam, VNU University of Social Sciences and Humanities.
10. Summary of the findings of the thesis:
The main results of the thesis are:
- The outline some perspectives, concepts in the study of realism in international relations: power, security, conflict, national interests, anarchy, ...
- Evaluate the causes why DPRK developed nuclear programs under the perspective of realism under study levels:
+ The Individual Level: confirming the role policy decisions of the supreme leader DPRK
+ The Nation-State Level: on the basis of national interests of national security, economic, culture, and political power of interest groups and leaders, North Korea insists the nuclear program development wear for being the world condemned
+ The Transnation Level: the countries engaged Six-party Talks - the mechanism established to resolve the Korean nuclear issue including the United States, China, Russia, Japan, South Korea, DPRK are in the interests of their country, rather than the common good. They use economic tools, power influence, military power acting on the DPRK to maintain and develop its nuclear program.
+ The System Level: according to realism theory, anarchy is full of uncertainty, conflict always present, just peace truce period to prepare for the next conflict. So, actors always have to strengthen the military power to ensure the security and interests. In fact that the world nowadays have had a lot of conflicts happened which caused the DPRK to abandon its nuclear weapons is unlikely.
- Due to the distinct national interests should the countries in Six-party talks (including North Korea) will temporarily maintain the status quo as the current nucleus. The development of the nuclear program at a larger scale is unlikely to happen and accept the DPRK to abandon its nuclear program completely is impossible.
11. Practical applicability:
- The thesis will be useful reference for students of International Studies, International Relations, International Politics .... and for those interested in the study of international relations theory.
- This project has also contributed to research nuclear program of North Korea, assess trends attitude of the major powers on this issue as well as relations between major countries in general.
12. Further research directions:
- North Korea in the US - China relations.
- The Architecture of East Asia political representation in the future.
13. Thesis-related publications: No
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn