Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Nga 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/12/1978 4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận học viên số: 2119/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 01/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Tổ chức quản lý và khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước cấp bộ
8. Chuyên ngành: Lưu trữ; Mã số: 62 32 03 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Phụng, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
10. Tóm tắt kết quả của luận văn:
a, Đề tài đã nghiên cứu và làm rõ: khái niệm, thành phần, đặc điểm của hồ sơ cán bộ, công chức; những quy định chung về công tác quản lý và khai thác, sử dụng; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước cấp bộ trong việc quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; phân tích vai trò, ý nghĩa của việc quản lý và khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức.
b, Đề tài đã nghiên cứu, khảo sát tình hình quản lý và khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức tại 12 cơ quan nhà nước cấp bộ về: thẩm quyền, trách nhiệm; lập, tiếp nhận; thu thập, bổ sung; lưu trữ và bảo quản; báo cáo, thống kê và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hồ sơ cán bộ, công chức. Ngoài ra, đề tài đã tìm hiểu thực trạng tổ chức khai thác, sử dụng về: đối tượng khai thác, mục đích khai thác; hình thức và thủ tục khai thác; nội dung khai thác hồ sơ cán bộ, công chức
c, Từ kết quả điều tra, khảo sát thực tế các vấn đề trên, đề tài đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý và khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước cấp bộ.
d, Đề tài đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức. Đây là một trong những nội dung chính và cũng là đóng góp chủ yếu của đề tài. Các giải pháp đó là: hoàn thiện hệ thống văn bản về công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo; tăng cường cơ sở vật chất; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức. Để thực hiện các giải pháp này có hiệu quả cần phải tiến hành đồng bộ và thường xuyên. Tuy nhiên, đề tài đã nghiên cứu và đưa ra cụ thể giải pháp quan trọng và then chốt nhất đó là giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức.
Với những kết quả trên, đề tài sẽ giúp các cơ quan nhà nước cấp bộ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò quan trọng của hồ sơ cán bộ, công chức; thấy được những ưu điểm, hạn chế, từ đó lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý và khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức. Ngoài ra, đề tài còn giúp cơ quan quản lý cao nhất về công tác hồ sơ cán bộ, công chức là Bộ Nội vụ có thêm tư liệu để đánh giá, tổng kết, chỉ đạo và triển khai các giải pháp được đồng bộ và thống nhất.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Các giải pháp mà đề tài đưa ra không chỉ áp dụng đối với các cơ quan nhà nước cấp bộ mà còn được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước nói chung. Ngoài ra, kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu của tất cả những ai quan tâm hoặc làm việc liên quan đến công tác hồ sơ cán bộ, công chức.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Vấn đề xác định giá trị, thời hạn bảo quản hồ sơ cán bộ, công chức hoặc nghiên cứu sâu hơn về khai thác, sử dụng hồ sơ cán bộ, công chức.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Pham Thi Nga 2. Sex: Female
3. Date of birth: 02/12/1978 4. Place of birth: Thai Nguyen
5. Admission decision number: No.2119/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 01/11/2011, Director of the University of Social Sciencer and Humanities, VNU Ha Noi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Organizing management and exploitation, use of staff and government offical’s records in the state agencies
8. Major: Archival science 9. Code: 62 32 03 01
9. Supervisors: Assoc.Prof. Vu Thi Phung. PhD – Archival science and office management Falculity
10. Summary of the findings of the thesis
a) The thesis focuses on the concepts, compositions and characteristics of staff and government offical’s records; general regulations for the management, exploitation and use; responsibilities of state agencies in managing staff and government offical’s records; analysis of the role and significance of the management, exploitation and use of staff and government offical’s records.
b) The thesis investigates the status of the management, exploitation and use of staff and government’s records in 12 state agencies: authority, responsibility; form, receive; collection and supplementary; storage and preservation; reports, statistics and information technology applications in the management of staff and government official’s records. In addition, the thesis studies the status of organizing exploitation and use: objects, purposes; forms and procedures for exploitation of staff and government official’s records.
c) The findings of the thesis demonstrates the stengths, limitations and the cause of the limitations in the management and exploitation, use of staff and government official’s records in the state agencies.
d) The thesis initiates some measures to improve the quality of management and exploitation, the use of staff and government official’s records. This is one of the main content and also the main contribution of the thesis. The measures include: improving the system of managing staff and government official’s records; boosting the leadership and administration of the leaders; reinforcing equipment and facility; professional training in managing the staff and government offical’s records and applying information technology. These must be integrated regularly. However, the most important and critical measure in the thesis is application of information technology in the management and exploitation, use of staff and government official’s records. With these findings, the thesis helps state agencies be acutely aware of the significance, the important role of staff and government officia’s records; find the strengths and limitations thereby selecting the appropriate measure in order to improve the quality of management and exploitation, use of staff and government official’s records. Moreover, the thesis also helps the Interior Ministry have more materials to evaluate, supervise and integrate.
11. Practical applicability, if any:
The measures in the thesis will be applicable to all state agencies in general. The findings of thesis can be used as a reference of all those are interested in or work related to staff and government official’s records.
12. Further research directions, if any:
Further research on exploitation and use of staff and government official’s records or their valuation and term preservation.
13. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn