Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: TRẦN MẠNH CƯƠNG 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh:01/01/1986
4. Nơi sinh: Hạ Long, Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 503/2012/QĐ-XHNV-SĐH của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2012.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Công đoàn
8. Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60310301
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà, Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trong hoàn cảnh giáo dục đại học của nước ta không ngừng đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, cùng với đó những biểu hiện thiếu hụt kỹ năng sống của thanh niên, tôi đã lựa chọn đề tài vai trò của Đoàn Thanh niên đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên.
Về mặt khoa học, nghiên cứu phần nào bổ sung các khái niệm, các luận điểm không chỉ trong lý luận về giáo dục kỹ năng sống mà còn bổ sung những nhận thức khoa học về thanh niên sinh viên, về vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.
Về ý nghĩa thực tiễn: Tìm hiểu nhận thức của SV về KNS và hiệu quả các hoạt động có tính giáo dục kỹ năng sống của Đoàn TN.
Về mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ vai trò của Đoàn Thanh niên trong giáo dục KNS cho sinh viên thông qua việc tìm hiểu nhận thức và đánh giá của sinh viên về hiệu quả các hoạt động của đoàn. Phân tích nguyên nhân và có thể đề xuất một số giải pháp phù hợp cho hoạt động của Đoàn thanh niên hiện nay.
Kết quả nghiên cứu: sau khi tiến hành điều tra khảo sát bằng các phương pháp trưng cầu ý kiến, phỏng vấn sâu, phân tích tài liệu
Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra: phần lớn sinh viên còn có nhận thức mơ hồ về KNS, còn nhiều biểu hiện thiếu kỹ năng và đại bộ phận sinh viên có nhu cầu rất lớn về giáo dục kỹ năng sống.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Đoàn Thanh niên trường Đại học Công đoàn đã có nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động nhằm định hướng giá trị và giáo dục KNS cho sinh viên; trong tổ chức triển khai phong trào, Đoàn Thanh niên trường có nhiều thế mạnh để tập hợp và giáo dục đoàn viên sinh viên. Song, các hoạt động giáo dục KNS một cách có hệ thống, tổ chức vào thời gian hợp lý cũng như có cơ chế để mở rộng các đối tượng tham gia thì còn nhiều hạn chế.
Nghiên cứu cũng chỉ ra có sự tương quan khác biệt giữa sinh viên các khối ngành, việc ở nội trú và ngoại trú trong việc tiếp nhận giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tham gia hưởng ứng phong trào của Đoàn Thanh niên trường.
Dựa trên kết quả khảo sát và tình hình thực tế, tác giả đưa ra một số khuyến nghị về việc đảm bảo sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng ủy, Ban giám hiệu, các phòng ban, đoàn thể Nhà trường cũng như các nội dung, hình thức và thời điểm tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống với một cơ chế truyền thông hiệu quả, thu hút được đông đảo sinh viên tham gia.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
Nghiên cứu có thể áp dụng luôn vào thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sẽ là những dữ liệu quan trọng để Đoàn Thanh niên Nhà trường tham khảo và áp dụng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên đối với việc giáo dục kỹ năng sống.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Chưa có.
INFORMATION ABOUT MASTER’S THESIS
1. Student’s full name: TRAN MANH CUONG 2. Sex: Male
3. Date of birth: 01/01/1986
4. Place of birth: Ha Long, Quang Ninh
5. Decision on student recognition No.: 503/2012/QĐ-XHNV-SĐH by the Rector of VNU University of Social Sciences and Humanities on August 06th, 2012.
6. Changes in training process:
(Specify forms of change and equivalent time)
7. Name of thesis topic: ROLE OF COMMMUNIST YOUTH UNION IN LIFE SKILL EDUCATION FOR STUDENTS, studied in case of Vietnam Trade Union University
8. Specialty: Sociology Code: 60310301
9. The guide: Associate Prof. PhD. Nguyen Thi Thu Ha, Faculty of Sociology under VNU University of Social Sciences and Humanities
10. Summary of thesis’s results:
In situation when higher education situation in our country is always innovated towards training quality improvement in order to create high-quality resources to meet a market demand, together with impressing lack of youth’s life skill, I have chosen a topic as Role of Communist Youth Union in life skill education for students.
For scientific aspect: Study to supplement concepts, theoretical points not only in theory of life skill education but also supplementing awareness of youth, students, and of Ho Chi Minh Communist Youth Union’s role in universities, colleges.
For practical meaning: Study students’ awareness of life skill and efficiency of life skill education activities made by the Communist Youth Union.
For research aim: Clarify role of Communist Youth Union in life skill education for students through study awareness and students’ assessment of Communist Youth Union activities. Analyze causes and may propose some rationale solutions for Communist Youth Union’s current activities.
The findings of the thesis: After conducting a survey through opinion polls, deep interviews and data analysis.
The thesis findings showed that most students are vaguely aware of life skills; many students lack skills and the majority of students have a great demand for life skill education.
The thesis findings also showed that the Youth Union of Trade Union University has had many favorable conditions to organize activities for value-orientation and life skill education of students; in organizing and carrying out the Program, the Youth Union has had various strengths to bring together and educate students. However, systematic and reasonably-organized life skill education activities with a mechanism to attract more participants are limited.
Moreover, the thesis showed the similarities and differences between students of different majors, between boarders and day-students in getting life skill education through participation in programs of the Youth Union.
Based on the survey results and the actual situation, the author made some recommendations for securing attention and support of the Party Committee, School Board, Departments and School Union as well as contents, forms and time of organizing life skill education activities with an effective communication mechanism, attracting a large number of students.
11. Practical applicability, if any:
The thesis can be applied in practice immediately. The thesis findings will be an important reference for Youth Union of Trade Union University and then they can apply them in practice.
12. Further research directions:
Perception, attitude and behavior of the youth for life skills education
13. Thesis-related publications:
None
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn