Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: TRƯƠNG THỊ LY BĂNG 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15.5.1984
4. Nơi sinh: ấp Hiếu Xuân Tây, xã Hiếu Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐ-XHNV, ngày 4/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp tại Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long.
8. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số: 8320101-01-UD
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hào, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Chương trình Truyền hình trực tiếp là một trong những sản phẩm báo chí đặc biệt của ngành truyền hình. Là dạng chương trình tiêu biểu bộc lộ được ưu điểm cốt lõi, bản thể của truyền hình. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, thay đổi, cho đến nay truyền hình trực tiếp vẫn giữ nguyên giá trị, sự thu hút với công chúng. Tuy nhiên, cách làm dạng chương trình này không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi tính tổ chức và sự phối hợp nhịp nhàng vì nó quy tụ một tập thể con người khá lớn cùng hệ thống trang thiết bị đặc biệt hơn so với công tác sản xuất các sản phẩm truyền hình khác.
Với trăn trở đó, qua quá trình nghiên cứu, khảo sát, tác giả đã đi sâu phân tích công tác tổ chức sản xuất một chương trình truyền hình trực tiếp nói chung và công tác tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp ở Đài PTTH Vĩnh Long nói riêng. Từ đó có sự thấu rõ hơn các khía cạnh cần có của một chương trình truyền hình trực tiếp chất lượng cũng như những điểm khuyết của dạng chương trình này tại đơn vị. Ở mỗi phần nội dung, là việc đi vào phân tích sâu các khâu sản xuất tác giả nêu ra những gì mà chương trình thực tế tại Đài đang thực hiện, điểm mạnh và điểm khuyết cùng những số liệu, ví dụ cụ thể để vấn đề nêu ra được rõ ràng. Sau mỗi vấn đề mô tả thì tác giả có đánh giá ngắn gọn lại để nêu ra được vấn đề muốn đến. Với việc đánh giá cụ thể mặt thành công, hạn chế và phân tích những nguyên nhân của vấn đề là cơ sở tác giả mạo muội đưa ra những đề xuất giải pháp cho công tác tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp tại Đài PTTH Vĩnh Long được tốt hơn trong thời gian tới. Đó là một số vấn đề cơ bản:
- Chuẩn hóa ekip sản xuất chương trình
- Chú trọng cách xây dựng kịch bản phù hợp và phát huy được nhiều hơn giá trị của dạng chương trình truyền hình trực tiếp.
- Công tác phối hợp cần có sự chặt chẽ, bài bản.
- Mở rộng việc lựa chọn đề tài
- Nghiên cứu nhiều hơn về cách làm truyền hình chuyên nghiệp từ các quốc gia tiên tiến.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Qua những nội dung mà đề tài nghiên cứu có lẽ ít nhiều sẽ là tiền đề giúp cho công tác tổ chức sản xuất tại đơn vị được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, vì từ trước đến nay việc thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp tại Đài vẫn chưa được đưa vào quy chuẩn sản xuất chuyên nghiệp, người có vai trò tổ chức chưa có cơ hội được nhìn thấy một cách rõ ràng, tỉ mỉ và cả những bài học được khảo sát từ các đơn vị Đài lớn để có thể nắm rõ, tự tin triển khai công tác tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp một cách bài bản và hiệu quả.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Chương trình truyền hình trực tiếp là một sản phẩm truyền hình hấp dẫn và không thể thiếu đối với một đơn vị báo chí truyền hình nên việc tìm hiểu, nắm rõ và thực hành tốt dạng chương trình này là một việc làm cần thiết, cấp thiết để giúp cho Đài có được những chương trình chất lượng, hấp dẫn, thu hút người xem. Bên cạnh đó đối với đội ngũ làm truyền hình thì sẽ là cơ hội để nâng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm – điều mà rất nhiều đơn vị truyền hình địa phương còn thiếu hiện nay.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : TRƯƠNG THỊ LY BĂNG 2. Sex: Female
3. Date of birth: 15th May 1984 4. Place of birth: Vĩnh Long
5. Admission decision number: 3617/QĐ-XHNV. Dated: 4th December 2018
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Live Television Programs Production at Vinh Long Radio and Television Station
8. Major: Journalism 9. Code: 8320101-01-UD
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr Vu Quang Hao.
11. Summary of the findings of the thesis:
(Summarize them with stress on the new findings, if any)
Live TV program is one of the special press products of the television industry. It is a typical program that reveals the core strength and essence of television. Through many stages of development and changes, up to now, live TV program still retains its value, attracting the audience. However, making this kind of program is not easy, requiring organization and smooth coordination because it brings a larger group of people with special equipment than the production of other television products.
With that concern, the author has deeply analysed the organization of the production of a live TV program in general and the organization of live TV program production at Vinh Long Radio and Television Station in particular. From there, there is a better understanding of the required aspects of a quality live TV program as well as the shortcomings of this type of program at my station. In each content, the author goes into in – depth analysis of the production stages, outlines what is done with the reality program, its strength and weaknesses, specific data and examples. After each problem is described, the author has a brief evaluation of it. With a specific assessment of the success, limitation and analysis of the causes of the problem, the author suggests solutions to the organization of live TV program production at Vinh Long Radio and Television Station to make it better in the near future. It includes:
- Standardizing program production groups
- Focusing on how to build appropriate scenarios and promoting values of live TV programs
- Strict and methodical coordination
- Expanding topic choices
- Studying more about how to make professional television programs from advanced countries.
12. Practical applicability, if any:
Contents of the research topic are probably a premise for the organization of production at my station to be better in the future. Because up to now, live TV programs here have not been professionally made. People in charge of producing have not had the opportunity to see clearly from major TV stations to understand and make professional and effective live TV programs.
13. Further research directions, if any:
Live TV program is an attractive and indispensable product of a TV station, so it is necessary to learn, understand and practice this type of program well. Besides, for the television team, it will be an opportunity to improve skills in coordination, teamwork, something that many local TV stations lack today.
14. Thesis-related publications:
Tác giả: Vũ Ngà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn