TTLV: Báo chí Hải Phòng với vấn đề phản biện xã hội đối với các quyết sách của thành phố

Thứ ba - 03/11/2015 22:42

    THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Vũ Anh Thư

2. Giới tính. Nữ

3. Ngày sinh: 02/3/1974

4. Nơi sinh:  Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH. Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có

7. Tên đề tài luận văn: Báo chí Hải Phòng với vấn đề phản biện xã hội đối với các quyết sách của thành phố

8. Chuyên ngành: Báo chí học                  Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Dững - Trưởng khoa, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả  cơ bản như sau:

Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu, tập hợp một số khái niệm về phản biện, phản biện xã hội, phản biện xã hội của báo chí, nêu lên một số ý kiến cá nhân về khái niệm phản biện, bản chất khoa học của phản biện, đặc điểm của hoạt động phản biện, lấy đó làm cơ sở để nghiên cứu về phản biện xã hội, trong đó có phản biện xã hội của báo chí. Cập nhật quan điểm chỉ đạo mới nhất của Đảng về phản biện xã hội, đồng thời có sự cụ thể hóa một số nội dung liên quan đến hoạt động tổ chức, phản biện xã hội của báo chí để thấy được những đặc thù trong phản biện xã hội của nhà báo và cơ quan báo chí.

Báo chí thành phố Hải Phòng và những phát triển riêng về hoạt động và cách thức tổ chức phản biện xã hội sẽ được trình bày cụ thể hơn thông qua khảo sát một số hoạt động phản biện đối với các quyết sách của Thành ủy, chính quyền thành phố.

Tác giả cũng làm rõ việc nghiên cứu về  phản biện xã hội của báo chí theo tinh thần chỉ đạo mới của Đảng là quan trọng và cần thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trong quá trình khảo sát hệ thống báo chí của thành phố, tác giả đã lựa chọn 4 cơ quan báo chí lớn của thành phố Hải Phòng được đông đảo độc giả tiếp nhận vì tính tiện lợi của nó về nhiều mặt.

Chương hai có nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng phản biện xã hội của các Báo Hải Phòng, Đài PTTH Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng, Tạp chí Cửa biển.

Tác giả đã  tổng hợp, phân tích và  phác họa những nét nổi bật của từng cơ quan báo chí, năng lực thực hiện hoạt động phản biện xã hội cũng như hiệu quả hoạt động phản biện xã hội của bốn cơ quan báo chí đối với các quyết sách của Thành ủy, chính quyền thành phố. Tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng phản biện xã hội của Báo chí Hải Phòng trên các phương diện: tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ; nội dung phản biện, phạm vi phản biện; tính chủ động phản biện; cách tổ chức phản biện; cách trình bày và sử dụng thể loại. Tác giả cũng phân tích một số  nguyên nhân dẫn đến thành công cũng như hạn chế của các tờ  báo trong hoạt động phản biện xã hội

Chương 3, từ  thực tiễn các hoạt động của báo chí Hải Phòng, tác giả nhận định một số xu hướng và nêu lên các giải pháp – kiến nghị cụ thể để góp phần thúc đẩy hoạt động phản biện xã hội của báo chí Hải Phòng. Từ  một số  hạn chế, bất cập về phản biện xã hội của báo chí thành phố,  luận văn đã đưa ra một số dự báo và đề xuất giải pháp, khuyến nghị để phát triển phản biện xã hội trên địa bàn, mà trước nhất là sự cần thiết thống nhất về khái niệm, về đặc điểm, bản chất của phản biện, phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí. Đồng thời nêu lên một số  giải pháp về cơ chế mà khi thực hiện sẽ tạo nhiều điều kiện để phản biện xã hội của báo chí thành phố đi vào chiều sâu và phát huy tác dụng cao. Những giải pháp và kiến nghị cụ thể này phù hợp với tình hình hoạt động của báo chí Hải Phòng, nhằm giúp lãnh đạo thành phố và các cơ quan liên quan đến hoạt động báo chí có thêm cơ sở để  nâng cao chất lượng hoạt động phản biện xã hội trên địa bàn.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở nhận thức về vai trò tổ chức phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hải Phòng, có khả năng hỗ trợ trực tiếp cho Báo Hải Phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng và Tạp chí Cửa biển có được cái nhìn khái quát về hoạt động  phản biện của tờ báo mình; thấy được năng lực hoạt động nghề nghiệp của tờ báo để phát huy kết quả đạt được hoặc điều chỉnh, khắc phục những vướng mắc, hạn chế  trong quá trình tham gia phản biện xã hội.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Nếu có điều kiện, từ luận văn này cũng có thể gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn về phản biện, phản biện xã hội, phản biện xã hội của báo chí, đặc biệt là phản biện xã hội của báo chí địa phương với những quyết sách lớn của cấp ủy, chính quyền một địa phương.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có

 

INFORMATION OF MASTER’S THESIS 

1. Full name of student: Vu Anh Thu        2. Gender: Female

3. Date of birth: 02nd March 1974            4. Place of birth:  Hai Phong city

5. Admission Decision no. 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated 30/12/2013 as issued by the President of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Title of thesis: Haiphong journalism with social opponent issues towards municipal decision-making.

8. Major: Journalism;                              Code: 60.32.01.01

9. Scientific instructor: Associate Professor, PhD. Nguyen Van Dung- Dean of Journalism Faculty, Academy of Journalism and Communication.

10. Summary of thesis’s results:

The thesis is concentrated on researching and shows some basic results as follows:

In chapter 1, the author has researched, gathered some concepts about the term of opponency, social opponency and social opponency of journalism, to state some personal opinions about opponency, scientific nature of opponency, feature of opponent activity, to use as basis to study about social opponency including social oppenency of journalism. Updating the latest instructed opinions upon social opponency of the Party and having concretization of some contents that relate to organizational operation, social opponency of journalism in order to see specific characteristics of social opponency of journalist and press agencies. 

Journalism of Hai Phong city and particular developments in operation and organizational methods of social opponency will be presented more specifically by surveying some opponent activities towards the decision-making of municipal party committee, municipal government.

The author also clarifies such research on social opponency of journalism according to new instructing spirit of  the Party that it is important and necessary on both theory and reality aspects. During surveying period of municipal journalism system, the author has chosen four big press agencies in Haiphong city that are accepted  by crowded readers because of its convenience in many aspects.     

In chapter two, it is responsible to research social opponent reality of  Hai Phong press, Hai Phong Television, Hai Phong Security Newspaper, Seagate Magazine.

The author has synthesized, analyzed and outlined outstanding characters of each press agency, capability in performing social critical opponent activities as well as efficiency of social critical opponent activities of four press agencies to decisions-making of the municipal party committee, municipal government. The Author has approached to an intensive analysis of social opponent reality of Hai Phong journalisam in all aspects: guideline, purpose and serving target; content, scope,  initiative, organizing method, presenting method and using type of critical opponency; The author also analyzes some reasons that lead to success as well as limitation of the press in social critical opponent activities.

Chapter 3: from the actual activities of Hai Phong journalism, the author considers some trends and puts forward some specific solutions and suggestion in order to help to speed up social critical opponent activities of Hai Phong journalism. From some limitation, shortcoming about social opponency of municipal journalism, the thesis has given some forecast and suggestion for solution, recommendation to develop social opponency in the area, and firstly it is the necessity to unify on concept, characters, nature of opponency, social opponency and social opponency of journalism. At the same time, it is put forward some solutions on mechanism that create favourable condition when being performed to help the municipal journalism reaching the depth and proving high effectiveness. All such specific solutions and suggestions are in conformity with operating situation of Hai Phong journalism in order to help the municipal leaders and journalism related agencies to have more foundations o improve the quality of social critical opponent activities in the area.

11. Possibility of application in reality:

The research’s result of thesis is awareness basis on the role of social opponent organization in Hai Phong journalism. It is possible to support directly to Hai Phong press, Hai Phong Television, Hai Phong Security Newspaper and Seagate Magazine.in order to have a comprehensive view on its own newspaper’s opponency activity, to realize its career operating capability for proving achieved result or to adjust, overcome difficulties and limitations during the course of social opponent participation.

12. Future directions of research:

If it is possible, it will be opened also many directions of intensive research on opponency, social opponency, social opponency of journalism, especially the social opponency of local journalism for big decision-making of municipal party committee and local government.

13. Announced works in relation with thesis: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây