TTLV: Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn

Thứ ba - 03/11/2015 22:54

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hà Thị Ngần

 2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 17/6/1976

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn

8. Chuyên ngành: Báo chí                       Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Thu Hương - Khoa báo chí - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH QGHN

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả cơ bản như sau:

Trong chương 1 - tổng quan của đề tài "Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn", tác giả tập trung giải quyết một số lý luận chung về chương trình truyền hình khoa giáo và các vấn đề về công tác khoa giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay. Trong đó, nghiên cứu tập trung làm rõ các khái niệm về "truyền hình", "chương trình truyền hình", "chương trình truyền hình khoa giáo", “công chúng truyền hình”, Làm rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc trưng của truyền hình và vai trò của truyền hình đối với đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn...

Trong chương 2, luận văn đi sâu khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng của Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, diện mạo các chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn từ năm 2012 – tháng 6.2014. Thông qua việc khảo sát số lượng, thời lượng, tần suất, thời điểm phát sóng của chương trình truyền hình khoa giáo, tìm hiểu nội dung, hình thức thể hiện, quy trình sản xuất của các chương trình truyền hình khoa giáo, kết hợp với phỏng vấn sâu các biên tập viên, phóng viên và khán giả là người dân tộc thiểu số, tác giả đã đưa ra những thông tin cụ thể và khách quan về thực trạng chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn.

Với việc tổng hợp những vấn đề tích luỹ được trong quá trình khảo sát, ở chương 3, tác giả đã chỉ ra những mặt thành công và hạn chế của chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và đề ra những giải pháp để nâng chất lượng chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, luận văn chỉ ra được vai trò, tầm quan trọng của nội dung thông tin, cách thức truyền tải thông tin, vai trò của chuyên gia tư vấn trong quá trình xây dựng chương trình truyền hình khoa giáo cho đối tượng công chúng là đồng bào dân tộc thiểu số...

Qua khảo sát chương trình, phân tích số liệu thực tế và phỏng vấn sâu người trong cuộc, nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế cũng được luận văn đưa ra. Từ đó, luận văn đã mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm nâng chất lượng các chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số như các nhóm giải pháp liên quan đến việc tổ chức sản xuất chương trình, nhóm giải pháp về nội dung, nhóm giải pháp về hình thức thể hiện, giải pháp đối với vấn đề khách mời, chuyên gia tư vấn...

Với tác giả luận văn, đây thực sự là những nghiên cứu có ý nghĩa, tạo cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện những chương trình truyền hình khoa giáo phù hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho đồng bào.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Với đề tài này, luận văn đã có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về thể loại chương trình truyền hình khoa giáo hiện nay. Từ việc đi sâu vào một vấn đề là “chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số”, trong một khía cạnh nào đó, đề tài sẽ có những đóng góp mang tính mở đầu trong việc thống kê, đánh giá, nhận xét và phân tích ở góc độ nội dung và hình thức thể hiện chương trình truyền hình khoa giáo ở đài truyền hình cấp tỉnh. Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn sau này về vấn đề tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa giáo của báo chí truyền hình.

Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận văn sẽ có tác động đối với các cơ quan báo chí, các đài truyền hình TW và địa phương, các đài khu vực và nhất là các nhà báo trong việc nhìn nhận, đánh giá lại tác động, hiệu quả của những chương trình truyền hình khoa giáo. Từ đó, sẽ nhận diện được vai trò to lớn của truyền hình khoa giáo đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay.… Luận văn hy vọng cũng sẽ góp phần vào việc cung cấp kỹ năng cho những người làm chương trình truyền hình khoa giáo, thêm một nguồn thông tin cho các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý và những ai quan tâm về vấn đề này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện, từ luận văn này cũng có thể gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn đối với chương trình truyền hình khoa giáo: Ví dụ như về ngôn ngữ hình ảnh, về vai trò của chuyên gia tư vấn trong chương trình truyền hình khoa giáo, về bản chất khoa học trong chương trình truyền hình khoa giáo…

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức sở hữu trí tuệ trên Đài truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Cấp Trung ương. Đạt loại Khá. Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số 12/ GCN- SKHCN, cấp ngày 17 tháng 6 năm 2013, do Sở Khoa học và công nghệ Bắc Kạn cấp.

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức sở hữu trí tuệ trên Đài truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Cấp tỉnh. Đạt loại Khá. Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ số 46/ GCN- SKHCN, cấp ngày 19 tháng 10 năm 2015, do Sở Khoa học và công nghệ Bắc Kạn cấp.

                         

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Master student’s full name: Ha Thi Ngan         2. Sex: Female

3. Date of birth: 17/6/1976                                 4. Place of birth: Thai Nguyen

5. Postgraduate admission decision number:  2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated December 30, 2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University.

6. Changes in academic process: N/A

7. Official thesis title: Science Education Television Series for Ethnic Minorities at Radio and Television Broadcasting Station of Bac Kan Province

8. Major: Newspapers and magazines                 Code: 60.32.01.01

9. Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Dang Thi Thu Huong - Press Department, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

10. Summary of the findings of the thesis: 

In Chapter 1 – Overview of the subject “Science Education Television Series for Ethnic Minorities at Radio and Television Broadcasting Station of Bac Kan Province", the author concentrates on dealing with several general theories of science education programs and issues related to science education in ethnic minority areas at present. In which emphasis is placed on elucidating such concepts as “television”, “television program”, “science education television program”, “television public”. From that to throw light on policies of the Party and the State on ethnic minorities and newspapers and magazines for ethnic minorities; the specific characteristics of television and the role of television towards ethnic minorities; the socio-economic specific characteristics of Bac Kan Province…

In Chapter 2, the thesis deeply surveys, analyses and assesses the actual status of Radio and Television Broadcasting Station of Bac Kan Province, the representation of science education programs at Radio and Television Broadcasting Station of Bac Kan Province from 2012 – June 2014. By surveying the quantity, length of time, frequency, broadcasting time of science education programs; studying the content and form of representing, procedures for making science education programs in combination with in-depth interviews with editors, reporters and audiences being ethnic minority people, the author provides particular and objective information on the actual status of science education programs for ethnic minorities at Radio and Television Broadcasting Station of Bac Kan Province

By summarizing the issues accumulated during the survey process, in Charter 3, the author highlights the successes, limitations of science education programs for ethnic minorities at Radio and Television Broadcasting Station of Bac Kan Province, proposes some solutions to improve the quality of such programs, as well as the important role of consult experts in the course of making science education television programs for the public being ethnic minorities…

Through surveying programs, analyzing practical data and in-depth interviewing many ‘insiders’, numerous shortcomings, limitations were indicated, from that the thesis ventures to propose some solutions to improve the quality of science education television programs for ethnic minorities, such as solutions related to program production arrangement, solutions to content, solutions to form of representation, solutions to invited guests, consult experts…

As to the author of the thesis, these are really significant studies which serve as bases, premise for implementing science education programs suitable for ethnic minorities, thus helping better their lives.

11. Practical applicability: 

With this subject, the thesis is of important significance in helping complement and develop the theoretical system of genres of science education television programs at present. By going deeply into one issue, namely “science education television programs for ethnic minorities”, to some extent, the thesis will make certain opening contributions in summing up, assessing, analyzing from the angle of the content and form of presenting science education programs at provincial television broadcasting stations. This will help lay grounds for conducting deeper studies of the issue of propagating, disseminating science education information of television newspapers.

The research findings generated from the theory and practice of the thesis will exert influence on the central and local newspaper agencies, television stations in considering, reviewing the effects of science education programs, so as to identify the great role of science education television towards ethnic minorities at the present time…It is hoped that the thesis will also contribute to providing executors of science education programs with the skills needed and is another source of information for researchers, management bodies and those people who are interested in this issue.

12. Further research directions:

If conditions permit, from this thesis, there will be numerous directions open for further studies of science education programs, for example, with respect to language for image processing, to the role of consult experts, to the nature of science nature in science education programs…

13. Thesis-related publications:

- Propagating, disseminating intellectual property knowledge on Television Broadcasting Station of Bac Kan Province, at Central level, grading: fair. Certificate of Science and Technology Task Fulfillment Result Registration No. 12/ GCN- SKHCN, issued on June, 17, 2013 by Bac Kan Department of Science and Technology.

- Propagating, disseminating intellectual property knowledge on Television Broadcasting Station of Bac Kan Province, at provincial level, grading: fair. Certificate of Science and Technology Task Fulfillment Result Registration No. 46/ GCN- SKHCN, issued on October 19, 2015 by Bac Kan Department of Science and Technology.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây