Thông tin luận văn "Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên" của HVCH Nguyễn Thị Minh Nguyệt, chuyên ngành Tâm lí học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/02/1984
4. Nơi sinh: Thanh Liêm, Hà Nam
5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên.
8. Chuyên ngành: Tâm lí học ; Mã số: 60 31 80
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Nghị; cơ quan công tác: Viện Nghiên cứu con người.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài nghiên cứu “Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi VTN” về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra và chướng minh được giả thuyết “Đa số cha mẹ vẫn thường xuyên sử dụng những hành vi bạo lực, đặc biệt là những hành vi bạo lực về mặt tinh thần, coi đó như một biện pháp giáo dục cần thiết trong giáo dục con. Những hành vi đó để lại những hậu quả nghiêm trọng”.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lí luận và các phương pháp nghiên cứu có liên quan, chúng tôi cơ bản đã làm sang tỏ một số vấn đề lí luận và thực tiễn của đề tài. Từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần hình thành những hành vi tích cực, những phương pháp đúng đắn, khoa học của cha mẹ đối với con trong giáo dục con cái
Những nghiên cứu từ thực tiễn cho thấy những giả thuyết chúng tôi đã đưa ra trong phần nghiên cứu lí luận khá sát với thực tiễn cả về mặt số liệu định lượng và định tính.
- Các bậc cha mẹ vẫn thường xuyên sử dụng các hành vi bạo lực với con trẻ ở những mức độ khác nhau, đặc biệt là các hành vi bạo lực về mặt tinh thần, coi đó như một hình thức giáo dục hiệu quả và thiết thực. Trong các gia đình khuyết thiếu, gia đình kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp và những cha mẹ có kiểu khí chất nóng nảy, hành vi này xuất hiện nhiều hơn, mức độ phức tạp và thô bạo hơn.
- Có thực trạng trên là do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau cả về phía chủ quan và khách quan. Trong đó, các nguyên nhân tâm lí đóng vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt là nhận thức, kiểu khí chất tính cách và các quan điểm giáo dục con cái của cha mẹ.
- Khi cha mẹ sử dụng những hành vi bạo lực để đối xử với con trong quá trình giáo dục chúng đã để lại những hậu quả về cả thể chất và tâm lí trẻ, với những mức độ khác nhau. Đặc biệt là về mặt tinh thần.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: đề tài sẽ được gửi về UỶ ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em tỉnh Hà Nam, có thể ứng dụng trong chính công việc của tôi. Cụ thể:
+ Được sử dụng để tư vấn cho các bậc cha mẹ về phương pháp giáo dục con cái cũng như có nên sử dụng đòn roi để dạy con không. Đây là vấn đề bức xúc mà khá nhiều phụ huynh chia sẻ và chưa biết nên làm thế nào cho đúng.
+ Được sử dụng như một nguồn tư liệu trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về những luật lệ liên quan đến quyền trẻ em, bạo lực gia đình…
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: nếu có thể sẽ nghiên cứu sâu hơn về những cảm xúc của cha mẹ sau khi thực hiện những hành vi bạo lực với con; quan điểm trong giáo dục và dạy dỗ con trong đó sẽ điều tra trên diện rộng hơn, sử dụng nhiều hơn các biện pháp tác động và kiểm chứng sự thay đổi.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : NGUYEN THI MINH NGUYET
2. Sex: Female
3. Date of birth: 05/02/1984
4. Place of birth: Thanh Liem, Ha Nam
5. Admission decision number: on 02/11/2007, 2551/2007/QD-KH & Graduate Dean University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Violent behavior of parents toward their adolescence.
8. Major: Psychology;
9. Code: 60 31 80
10. Supervisors: Dr. Pham Thanh Nghi, the Public Works Research Institute humans
11. Summary of the findings of the thesis:
Research "Acts of violence against children aged parents VTN" basically completed the tasks set out and stumbling proving theories "Most parents will often use violence, especially acts of violence moral and considered it as a necessary measure of education in the education of children. Behaviors that leave serious consequences”.
Based on the study of theoretical issues and research methods are concerned, we basically have to show some problems of theoretical and practical topics. Since then proposed a number of measures contributing to the formation of positive behavior, the proper method, science for children of parents in educating their children.
From practical studies show that our assumptions made in theoretical studies is quite close to reality in terms of both quantitative and qualitative.
- Parents still regularly use violence with children at different levels, especially acts of emotional violence, considering it as a form of education and effective real. Lack of handicapped families, family economic hardship, low education level and parents are impatient temperament style, this behavior appears more complex levels and more violent.
- There is a reality due to the impact of many different factors in both the subjective and objective. In particular, the psychological causes plays a very important role. Especially the cognitive, personality type and temperament of children’s cducation views of parents.
- When parents use violence to treat you in the process of education they had left the consequences of both physical and psychological child, to varying degrees. Especially mantally.
12. Practical applicability, if any: the topic will be sent to the Committee care and child protection Henan Province, can be applied in mi own work. Specifically:
Used to advise parents about the educational methods as well as children should use to teach children not lash of the whip. This is a pressing issue that many parents share and not know how to correct.
Used as a resource in the implementation of the propaganda and education on laws related to children's rights, domestic violence ...
13. Further research directions, if any: : if there will be further research on the emotions of their parents after performing acts of violence against children; perspective in education and teach in the area that will investigate broader, more use of measures to verify the impact and change.
14. Thesis-related publications: None