TTLV: CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ TRẢI NGHIỆM BỊ BẮT NẠT

Thứ ba - 07/11/2023 20:31
1. Họ và tên học viên: TRẦN THỦY TIÊN                     2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/09/1998
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn:    CAN THIỆP TÂM LÝ CHO MỘT TRƯỜNG HỢP CÓ TRẢI NGHIỆM BỊ BẮT NẠT
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng (định hướng ứng dụng);        
Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THÀNH NAM, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Trưởng khoa Khoa Các khoa học Giáo dục, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Sư phạm Việt Nam - VPPA
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thanh thiếu niên là nhóm đối tượng cần được gia đình, nhà trường và xã hội đặc biệt quan tâm chú ý vì những đặc điểm tâm lý lứa tuổi thiếu ổn định và tính dễ bị tổn thương trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, áp lực từ việc học tập, mối quan hệ bạn bè, ảnh hưởng của mạng xã hội ngày càng tăng cao. Rối loạn trầm cảm và căng thẳng sau sang chấn có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi, ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều để lại những hậu quả nghiệm trọng nếu không được can thiệp kịp thời. Trầm cảm ở thanh thiếu niên có thể hoặc không khởi phát sau một sang chấn tâm lý. Việc nghiên cứu về rối loạn trầm cảm có căn nguyên do trải qua sang chấn thời thơ ấu có thể là một chủ đề hữu ích. Đã có các nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa rối loạn trầm cảm và sang chấn tâm lý. Mở rộng và tiếp cận sâu hơn vào chủ đề này hẳn sẽ giúp chúng ta có thêm những góc nhìn về tương quan, hướng trị liệu hiệu quả và dự phòng các yếu tố nguy cơ khác.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra tổng quan về rối loạn trầm cảm, căng thẳng sau sang chấn và thực trạng bắt nạt học đường ở thanh thiếu niên. Dựa trên các bằng chứng khoa học đã được chứng minh về tính hiệu quả, tác giả sử dụng tiếp cận trị liệu nhận thức – hành vi kết hợp chánh niệm để hỗ trợ cho các vấn đề của thân chủ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trị liệu tâm lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện các vấn đề tâm lý của thanh thiếu niên. Các rối loạn tâm lý cần can thiệp bằng thuốc sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn rất nhiều, nếu song song với đó thân chủ được trị liệu tâm lý. Với thân chủ trong nghiên cứu, tiếp cận nhận thức – hành vi kết hợp chánh niệm bước đầu đem lại hiệu quả. Thân chủ học được các cách thư giãn, ở một số tình huống có thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân tốt hơn trước đó. Thân chủ chấp nhận thực tế một số sự kiện, vấn đề không theo ý muốn của mình. Thân chủ có thể điều chỉnh một số suy nghĩ của bản thân theo hướng hữu ích hơn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra liệu pháp nhận thức – hành vi đem lại hiệu quả đối với rối loạn trầm cảm, chánh niệm có tác dụng tích cực trong trị liệu các căng thẳng sau sang chấn. Vì vậy, với các thân chủ có đa vấn đề như trên, sự kết hợp giữa CBT và chánh niệm sẽ là hướng tiếp cận phù hợp.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tác giả dự định sẽ nghiên cứu sâu hơn về liệu pháp CBT kết hợp chánh niệm và liệu pháp ACT để so sánh hiệu quả trong trị liệu đối với các thân chủ có đa vấn đề.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS



1. Full name: TRAN THUY TIEN                                         2. Sex:.Female
3. Date of birth: 05/09/1998                               
4. Place of  birth: Hanoi
5. Admission decision number: 2948/2021/QĐ-XHNV                   Dated 28/12/2021
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Psychological intervention for a case of bullying experience
8. Major: Clinical Psychology                                      9. Code: 8310401.02
10. Supervisors: Associate Professor PhD. TRAN THANH NAM,
Vice Rector University of Education, Vietnam National University, Hanoi;
Dean, Faculty of Education Sciences;
Vice President of Vietnam Psycho-Pedagogical Association – VPPA.
11. Summary of the findings of the thesis:
Adolescents are a group that needs special attention from families, schools and society because of their unstable psychological characteristics and vulnerability in social context: the pressure from studying, friendship relationships problem and the influence of social networks are increasing. Depression and post-traumatic stress disorder can occur at any age. Regardless of the stage, they have serious consequences if not promptly intervened. Depression in adolescents may or may not begin after a psychological trauma. Research on depressive disorders caused by childhood trauma can be a useful topic. There have been studies showing a link between depressive disorders and psychological trauma. Expanding and accessing this topic more deeply will certainly help us gain more perspectives on correlation, effective treatment, and prevention of other risk factors.
In this study, the author gave an overview of depressive disorders, post-traumatic stress and the current situation of school bullying in adolescents. Based on proven scientific evidence of effectiveness, the author uses a cognitive-behavioral therapy approach that combines mindfulness to support client‘s problems.
Research results show that psychotherapy plays a very important role in improving adolescents' psychological problems. Psychological disorders that require pharmacological intervention will be much more effective and quicker if the client receives psychotherapy at the same time. For the client in the study, the cognitive-behavioral approach combined with mindfulness was initially effective. Client learn ways to relax and in some situations can control his emotions better than before. He can partly accept that in reality there are some events and problems that are not to his liking. He can adjust some of his thoughts in a more helpful direction.
12. Practical applicability, if any: Many studies have shown that cognitive-behavioral therapy is effective for depressive disorders, and mindfulness has a positive effect in treating post-traumatic stress. Therefore, for clients with multiple problems as above, a combination of CBT and mindfulness will be the appropriate approach.
13. Further research directions, if any: The author plans to further research on CBT therapy combined with mindfulness and ACT therapy to compare the effectiveness of therapy for clients with multiple problems.
14. Thesis-related publications: None
 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây