TTLV: Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Nghiên cứu trường hợp xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế)

Thứ sáu - 14/11/2014 03:53

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: LÊ DUY MAI PHƯƠNG               

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 31/10/1989

4. Nơi sinh: Quảng Trị

5. Quyết định công nhận học viên số: 2124/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 01 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (Nghiên cứu trường hợp xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế)

8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 03 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Kim Lan, trưởng phòng Đào tạo sau Đại học, giảng viên khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Nghiên cứu làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (giai đoạn 2004 – 2013) theo hai hướng: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng địa lý. Sự chuyển dịch này được xem xét trên các khía cạnh cụ thể liên quan đến người lao động bao gồm: Số lượng, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn làm rõ những tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động thời gian qua đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cụ thể xem xét sự thay đổi về thu nhập và việc làm của người dân cũng như sự thay đổi về cơ cấu kinh tế của địa phương, trả lời cho câu hỏi sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã đáp ứng được công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn chưa.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống và giúp chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề tồn đọng từ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động 10 năm qua. 

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Nghiên cứu sẽ là tài liệu hữu ích như một báo cáo tổng kết tình hình lao động, việc làm của xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2004-2013.

- Giúp chính quyền địa phương có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động thời gian qua.

- Giúp địa phương tìm ra một số giải pháp khắc phục các vấn đề liên quan đến lao động, việc làm trong thời kỳ mới.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và vấn đề bất bình đẳng liên quan đến việc làm của người lao động.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Duy Mai Phuong             2. Sex: Female         

3. Date of birth: 31/10/2014                      4. Place of birth: Quang Tri          

5. Admission decision number: 2124/2011/QĐ-XHNV-SĐH. Dated: 01/11/2011

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title:The shift in rural labour structure in the process of industrialization and modernization (A case study in Quang Phu Commune, Quang Dien District, ThuaThien Hue Province)

8. Major: Sociology                                   9. Code: 60 31 03 01        

10. Supervisors: Le Thi Kim Lan, PhD.

11. Summary of the findings of the thesis:

The research clarifies the reality of the shift in rural labour structure in the process of industrialization and modernization (phase from 2004 to 2013) in two directions: labour restructuring by industry and labour restructuring by geographic region. This shift was considered on specific aspects related to the employee including: quantity, gender, age, educational level and level of technical expertise.

Besides, the study also clarifies the impact of the labour restructuring in the past on the socio-economic development of the locality, aims to answer the question: “Has the reality of the shift in rural labour structure met the rural industrialization and modernization yet?”

From the results of the study, the author has suggested some solutions to contribute to accelerating the process of shifting rural labour structure in the direction of sustainable industrialization and modernization, helping people improve their quality of life and help the local government solve the remaining issues from the labour restructuring in the last 10 years.

12. Practical applicability:

- The study can be useful document, which can be seen as a report summarizing the labour and job situation in Quang Phu, Quang Dien district, Thua Thien Hue province from 2004 to 2013.

- Helping local government have better overview of the situation of labour restructuring in recent years.

- Helping local government find out some solutions to the problems related to labour and employment in the new age.

13. Further research direction:

Rural industrialization and modernization and inequality issues related to employees’ employment.

14. Thesis-related publications: Not any

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây