TTLV: Hành động nhấn nút “Like” trên mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Huế hiện nay.

Thứ sáu - 14/11/2014 04:07

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Ngụy Thị Ngọc Thúy          

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 23/11/1989

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 131/2013/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 16 tháng 01 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài  luận văn: Hành động nhấn nút “Like” trên mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Khoa học – Đại học Huế hiện nay.

8. Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: T.S Mai Thị Kim Thanh, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Thông qua những mô tả và phân tích bức tranh sử dụng nút “Like” trên mạng xã hội Facebook của sinh viên. Từ đó tìm hiểu những yếu tố tác động đến hành động nhấn nút “Like” của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhấn “Like” là một hành động được các bạn sinh viên thường xuyên thực hiện cho rất nhiều nội dung được đăng tải trên mạng xã hội Facebook và có những biểu hiện khác nhau giữa các nhóm khách thể sinh viên khi sử dụng biểu tượng này. Bên cạnh đó hành động nhấn nút “Like” của sinh viên chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như nhận thức tầm quan trọng của nút “Like” đối với sinh viên; mối quan hệ xã hội trên Facebook và điều kiện kinh tế của họ.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, hành động nhấn nút “Like” của sinh viên đã để lại hệ quả xã hội như sau: Đầu tiên, khi đến tay chủ thể người sử dụng là các bạn sinh viên, nút “Like” đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu của nó là yêu thích và trở thành một phương tiện tương tác mới trên mạng xã hội Facebook với rất nhiều những ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào nội dung đó là gì, thông điệp mà họ muốn chuyển tải đến người nhận ra sao. Thứ hai, khi sử dụng mạng xã hội Facebook, ngoài những ảnh hưởng chung mà mạng xã hội này đem tới đối với người dùng thì bản thân nút “Like” cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với tâm lý của sinh viên hiện nay, thể hiện ở quan niệm cho rằng nút “Like” là thước đo đánh giá sự quan tâm của người khác đối với mình, từ đó một số bạn sinh viên có sự phụ thuộc cảm xúc vào biểu tượng này đã dẫn đến việc ảnh hưởng đến các hoạt động sống và học tập của họ.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về hoạt động sử dụng Facebook của giới trẻ nói chung và nhóm sinh viên nói riêng. Trong đó, nút “Like” đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của giới trẻ được sử dụng như một phương tiện giao tiếp mới trong một môi trường xã hội đặc biệt – môi trường ảo. Trên cơ sở đó, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà kinh doanh, tiếp thị trên mạng xã hội khi hướng đến đối tượng khách hàng là sinh viên. Ngoài ra trước sự phổ biến của những thông tin không lành mạnh trên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến người sử dụng mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nút “Like”, kết quả nghiên cứu còn là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý trong việc định hướng cho người sử dụng Facebook nói chung và sinh viên nói riêng có ứng xử phù hợp với biểu tượng tưởng chừng như vô hại này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguy Thi Ngoc Thuy              2. Sex: Female

3. Date of birth: November 23, 1989            4. Place of  birth: Nghe An Province

5. Admission decision number: 131/2013/QĐ-XHNV-SĐH Dated 16/01/2013 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: “Like” button clicking action on Facebook social network of current students at the College of Science - Hue University.

8. Major: Sociology                                    9. Code: 60.31.03.01

10. Supervisors: Dr. Mai Thi Kim Thanh, Department of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

11. Summary of the findings of the thesis:

Through description and analysis of the usage of “Like” button on Facebook by students to find out elements impacting the “Like” button clicking behaviors of students. The study reveals that “Like” clicking is a frequent action done by the students over various contents shared on Facebook and different behaviors are found among groups of students using this button. Furthermore, this action is affected by elements such as awareness of the significance of the “Like” button for students, social relations on Facebook and their economic status.

The study also shows that the “Like” clicking action of the students leads to the following social consequences. Firstly, being used by the students, the “Like” button goes beyond its initial meaning as liking and becomes a new interactive mean on Facebook with various meanings, depending on contents, and messages to recipients. Secondly, upon using Facebook, in addition to its common influences on users, the “Like” button also imposes its own impact on the psychology of the students at the moment, reflected in the perspective that the “Like” button is a measurement tool representing one’s interest in another, thereby some students become emotionally dependant on this button, causing impact on their daily lives and study.

12. Practical applicability:

The findings of this study will give us a better view on the usage of Facebook by the youth in general and students in particular. In which, the “Like” button has become a familiar symbol of the youth as a new communication mean in a special social context – virtual context. On such basis, this study can serve as a reference for businesses and marketing agents on social networks to target the students as their customers. Additionally, for the publicity of the unfavorable contents on the social networks affecting their users primarily stemming from the “Like” button, the findings of this study also acts as a scientific foundation for managers to orientate the Facebook users in general and students in particular to have proper conduct upon using this seemingly harmless symbol.

13. Further research directions: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây