Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lê Thị Tuân 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/05/1990
4. Nơi sinh: Triều Đông, Tân Minh, Thường Tín, Hà Nội.
5. Quyết định công nhận học viên số:1503/2012 Ngày 05 tháng 08 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại (qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận và Bi, đừng sợ)
8. Chuyên ngành: Lý luận văn học ; Mã số: 60 22 01 20
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu, giảng viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thứ nhất, luận văn xác định và hệ thống hóa khái niệm phái tính trong văn học và điện ảnh; sự vận động và phát triển của ý thức phái tính trong đời sống văn hóa xã hội; vai trò của cách tiếp cận phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại.
Thứ hai, ứng dụng cách tiếp cận phái tính vào ba bộ phim Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận và Bi, đừng sợ, chỉ ra những biểu hiện của ý thức phái tính trên phương diện hình tượng thẩm mỹ (nhân vật, hệ thống biểu tượng, không – thời gian) và diễn ngôn (lời thoại, điểm nhìn tự sự và diễn xuất của diễn viên). Từ đó, chỉ ra sự tăng dần các cấp độ thể hiện phái tính ở ba bộ phim là do bối cảnh thời gian và không gian văn hóa mà các bộ phim thể hiện. Qua đó, phần nào thấy được đặc trưng tính cách của người phụ nữ ở mỗi vùng miền (Huế - Cà Mau - Hà Nội). Đồng thời, thông qua cách ứng xử với “văn bản nguồn” sẽ thấy được sự dịch chuyển trong cách nhìn nhận phái tính của đạo diễn so với nhà văn, từ đó thấy được phong cách của mỗi đạo diễn.
Thứ ba, thông qua phân tích ngôn ngữ điện ảnh cụ thể như: dàn cảnh (bối cảnh, ánh sáng, phục trang), quay phim, dựng phim và âm thanh thấy được những biểu hiện của ý thức phái tính trong phim. Đó là sự cụ thể hóa các ý kiến diễn giải bằng chính ngôn ngữ của tác phẩm điện ảnh, khẳng định tính khoa học, chính xác và khách quan của đề tài.
Tóm lại, luận văn thể hiện một cách tiếp cận mới – tiếp cận phái tính vào tác phẩm điện ảnh, đem lại một cái nhìn chân thực về một đặc điểm của điện ảnh đương đại, khẳng định sự nhạy bén, linh hoạt của nghệ thuật điện ảnh trong việc bám sâu vào đời sống và tâm thức bản thể con người, đồng thời cũng góp phần phác họa, định hình nền điện ảnh nói riêng và diễn đạt tinh thần thời đại, nền văn hóa, xã hội Việt Nam nói chung.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn làm tài liệu cho sinh viên nghiên cứu về văn học và điện ảnh, và các bộ môn liên ngành như khảo sát về giới trong xã hội học, tâm lý học...
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Vấn đề phái tính và sắc thái nữ quyền trong điện ảnh đương đại châu Á.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Lê Thị Tuân 2. Sex: Female
3. Date of birth: 25/05/1990 4. Place of birth: Hà Nội
5. Admission decision number: 1503/2012 Dated: 05/08/2012
6. Changes in academic process: None
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Gender issues in contemporary cinema Vietnam (over Moon at the bottom of the well, Acres of endless and Bi, do not be afraid)
8. Major: Literary Theory 9. Code: 60 22 01 20
10. Supervisors: PGS.TS Lý Hoài Thu
(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis:
First, the thesis identified and codified the concept of gender in literature and cinema; movement and the development of gender consciousness in social and cultural life; approach the role of gender in contemporary cinema Vietnam.
Second, the application approach sex in three films Moon at the bottom of wells, Field endless and Bi, do not be afraid, just the manifestation of gender consciousness in terms of aesthetic images (characters, symbol system, space - time) and discourse (dialogue, narrative point of view of actors and acting). Since then, points to the increasing levels of sexual expressed in three films is due to the context of time and space that the film cultural expression. Thereby, partially visible personality characteristics of women in each of the regions (Hue - Mau - Hanoi). At the same time, through behaviour with "source text" will see a shift in the gender perspectives of the director than a writer, which shows the style of each director.
Third, through analysis of specific film language such as staging (set, lighting, costumes), filming, editing and sound visible manifestations of gender consciousness in the film. It is the concretization of the opinion expressed in the language of cinema; science confirms the accuracy and objectivity of the research.
In a nutshell, the thesis demonstrates a new approach - approach sex in cinema, bringing an honest view of the characteristics of contemporary cinema, confirmed acumen, flexibility of Technology cinematography in the entrenched into the life and mind of human nature, while also contributing sketches, shape cinema in particular and express the spirit of the times, the culture, the society said Vietnam general.
12. Practical applicability, if any: The thesis documents research in student of literature and cinema, and interdisciplinary subjects such as surveying gender in sociology, psychology.
13. Further research directions, if any: Gender issues and nuances of feminism in contemporary Asian cinema.
14. Thesis-related publications: None
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn