Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: ĐỖ THỊ THU TRANG
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/10/1989
4. Nơi sinh: Yên Dũng – Bắc Giang
5. Quyết định công nhận học viên số: 1502/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 06/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không
7. Tên đề tài luận văn: Công chúng trẻ thành phố Hồ Chí Minh với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế
8. Chuyên ngành: Báo chí Mã số: 60.32.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Phương Trang – Giảng viên khoa Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn bước đầu làm rõ về thực trạng tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế của nhóm công chúng trẻ TP.HCM nhận diện được các đặc điểm trong quá trình tiếp nhận các chương trình thực tế của nhóm công chúng này (về mức độ, cách thức, mục đích, nhu cầu, thị hiếu tiếp nhận); từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận các chương trình này ở nhóm công chúng sinh viên.
Việc khảo sát, tổng hợp, phân tích các đặc điểm tiếp nhận của nhóm công chúng trẻ TP.HCM cho thấy nhóm công chúng này mang những nét đặc trưng riêng biệt trong việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế, nhất là khi khảo sát phân nhóm theo giới tính, ngành học, niên học của mẫu điều tra. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng đưa đến nhận định chung là nhóm công chúng trẻ TP.HCM có nhu cầu cao và đa dạng trong việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế dành riêng cho đối tượng này. Tuy nhiên, việc đáp ứng các nhu cầu này hiện còn hạn chế bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.
Với kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lí luận về công chúng truyền thông hiện đại; là đề tài bổ sung cho các nguồn số liệu cũ thiếu trước đây, gợi mở hướng nghiên cứu để tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng báo chí phục vụ cho công chúng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Cung cấp cho các cơ quan truyền hình nước ta những cơ sở khoa học đáng tin cậy để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu công chúng, từ đó điều chỉnh chất lượng các chương trình truyền hình thực tế. Từng bước nâng cao hiệu quả tác động của các chương trình truyền hình thực tế đối với công chúng trẻ.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Từ kết quả của luận văn, có thể mở rộng nghiên cứu về: cách thức tiếp nhận báo chí truyền hình của nhóm công chúng trẻ; tính tương tác giữa công chúng trẻ với loại hình báo chí truyền hình; điều kiện tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế của nhóm công chúng trẻ TP.HCM...
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Do Thi Thu Trang 2. Sex: female
3. Date of birth: October 20, 1989 4. Place of birth: Yen Dung – Bac Giang
5. Admission decision number: 1502/2012/QĐ-XHNV-SĐH dated August 6, 2012 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University - Ha Noi.
6. Changes in academic progress: None
7. Official thesis title: The Youth audiences in Ho Chi Minh city with the reception of the reality TV shows
8. Major: Journalism. 9. Code: 60.32.01.01
10. Supervisor: Nguyen Thi Phương Trang Ph.D, lecturer in journalism and communication University of Social Sciences and Humanities Ho Chi Minh City.
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis basically clarifies the absorbing reality TV shows’ status of youth crowd in HCM city identifies the characteristics of this crowd during the process of receiving reality TV shows (the degrees, manners, purposes, demands, tastes); subsequently proposes the solutions to improve the effectiveness of receiving these programs in student crowd.
The survey, recapitulation, analysis of receiving characteristics shows that this crowd has the unique characteristics when they absorb reality TV shows, especially when the survey was grouped by gender, major, school year of the sample. Furthermore, the survey also bring to the general conclusion: the youth crowd of HCM city has a high and diversified demand in the reception of reality TV shows which aim at this object. However, it is limited to meet this demand because of many objective and subjective reasons.
With study results, the thesis contributes and enriches the theory of modern public communications; it is a subject that supplements previously lacking old data sources, suggests further researches to develop and improve the quality of journalism in service to the public.
12. Practical applicability, if any:
Providing the reliable scientific basics for the television companies in our country to improve the quality of public research, adjusting the quality of reality TV shows. Enhancing the impact’s efficiency of reality TV shows for student crowd step by step.
13. Further research directions, if any:
With the results of thesis, we can expand the research: how to absorb television of youth crowd; the interaction of youth crowd between the television; the conditions for receiving the reality TV shows of youth crowd HCM city…
14. Thesis-related publications:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn