Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Lê Minh Trang
2. Giới tính: NỮ
3. Ngày sinh: 28/10/1991
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số 3683/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Cộng đồng người Việt Nam ở Cộng Hòa Liên Bang Đức giai đoạn 1990-2015
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 60.31.02.06
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Hồng Hạnh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã nghiên cứu và làm rõ ba nội dung chính: Quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hoà Liên bang Đức; Đặc điểm của cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hoà Liên bang Đức; Đánh giá vai trò của cộng đồng người Việt ở Đức và đưa ra giải pháp đối với việc tăng cường vai trò của cộng đồng người Việt Nam tại Đức.
Trên cơ sở phân tích quá trình hình thành cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hoà Liên bang Đức, bao gồm xem xét cơ sở pháp lý từ chính sách ngoại kiều của Đức và chính sách sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài của nhà nước Việt Nam; một số nét nổi bật trong quan hệ song phương Việt Nam- Đức và tình hình cộng đồng người Việt ở Đức trước năm 1990, từ đó, luận văn chỉ ra các yếu tố cơ bản giúp hình thành cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hoà liên bang Đức. Từ đó, luận văn làm rõ các đặc điểm các đặc điểm của cộng đồng người Việt tại Đức bao gồm đặc điểm xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị. Luận văn cũng đưa ra đánh giá về vai trò của cộng đồng người Việt đối với Việt Nam và Đức nói riêng, cũng như đối với quan hệ Việt - Đức nói chung. Cuối cùng, luận văn đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng người Việt tại Đức.
Đã có nhiều công trình, bài viết về quan hệ Việt Nam - Cộng hoà Liên bang Đức cũng như về người Việt Nam ở nước ngoài nhưng rất ít bài viết đi sâu nghiên cứu về cộng đồng người Việt tại Đức một cách cụ thể và có hệ thống. Luận văn đã tổng hợp và sắp đặt các dữ kiện một cách logic nhằm làm rõ đặc điểm và vai trò của cộng đồng người Việt tại Đức đối với hai quốc gia và quan hệ song phương giữa hai nước. Kết quả nghiên cứu mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
Luận văn đã chỉ ra được đặc điểm của cộng đồng người Việt tại Đức, cùng với vai trò của cộng đồng người Việt- vừa làm động lực thúc đẩy và vừa là trở ngại trong quan hệ song phương Việt- Đức. Từ góc nhìn của các nhà nghiên cứu chính sách, luận văn góp phần cung cấp căn cứ khoa học cho việc xác định chủ trương và các hướng ưu tiên trong chính sách với cộng đồng người Việt ở Đức cũng như trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Cộng hoà Liên bang Đức.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Cộng đồng người Việt Nam tại cộng hoà Liên bang Đức sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng về cả số lượng và thành phần trong thời gian tới. Đồng thời với vị thế là một trong số các cộng đồng người Việt ở nước ngoài đông đảo và phát triển nhất, đề tài về cộng đồng người Việt ở Đức có vị trí riêng, vừa mang tính độc đáo, vừa luôn có tính thời sự.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: KHÔNG
MASTER THESIS’S BRIEF
1. Full name: Le Minh Trang 2. Gender: Female
3. Date of birth: 10/28/1991 4. Place of birth: Ha Noi.
5. Decision of trainee regconition No. 3683/2015/QD-XHNV dated December 31st, 2015 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in the training process:
7. Official thesis title: The Vietnamese community in the federal pepublic of germany for the period 1990-2015
8. Major: International relationship Code: 60.31.02.06
9. Supervisors: Associate Professor, Doctor Bui Hong Hanh
10. Summary of the thesis results:
The thesis has studied and clarified three main contents: the process of forming the Vietnamese community in the Federal Republic of Germany; Characteristics of the Vietnamese community in the Federal Republic of Germany; Assessments of the role Vietnamese community’s role in Germany and working out a solution for enhancing the role of the Vietnamese community in Germany.
Based on an analysis of the Vietnamese community formation process in the Federal Republic of Germany, including a review of the foreigner’s legal status policy in Germany and Vietnam goverment’s policy for overseas Vietnamese; Some highlights of the Vietnam-Germany bilateral relationship and the situation of the Vietnamese community in Germany before 1990, the thesis has pointed out the basic elements that helped to shape the Vietnamese community in the Federal Republic of Germany. Thence, the thesis clarifies the characteristics of the Vietnamese community in Germany, including social, economic, cultural and political characteristics. The thesis also provides an assessment of Vietnamese community’s role to Vietnam and Germany in particular, as well as to the relationship Vietnam-Germany in general. Finally, the thesis offers some suggestions improving the role of the Vietnamese community in Germany.
There are many researchs, articles on the relationship between Vietnam – and the Federal Republic of Germany as well as about overseas Vietnamese but very few articles studied in depth about the Vietnamese community in Germany in details systematically. The thesis synthesized and arranged the datas logically to clarify the characteristics and the roles of the Vietnamese community in Germany to both countries and their bilateral relations among them. The research results are very theoretical and practical.
11. Applicability of the thesis in practice:
The dissertation has identified the characteristics of the Vietnamese community in Germany, together with the role of the Vietnamese community as both a driving force and obstacle in the bilateral relationship between Vietnam and Germany. From the perspective of policy researchers, the thesis contributes to provide a scientific basis for guidelines and priorities defining in the policies with the Vietnamese community in Germany as well as in the relationship between the two countries Vietnam – The Federal Republic of Germany.
12. The next directions of research:
The Vietnamese community in the Federal Republic of Germany will continue to grow rapidly in both quantity and composition in the coming time. As well as being one of the largest and most developed overseas Vietnamese communities, the topic of the Vietnamese community in Germany has its own position and status in both unique and topicality characteristics.
13. Thesis-related publications: NO
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn