TTLV: Chiến lược gia nhập cuộc sống nghề nghiệp của người lao động trẻ

Thứ hai - 18/12/2017 03:55

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trịnh Thu Hương                           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03/10/1990

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Chiến lược gia nhập cuộc sống nghề nghiệp của người lao động trẻ.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học           Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chiến lược gia nhập cuộc sống nghề nghiệp của người lao động trẻ, đề tài nghiên cứu “Chiến lược gia nhập cuộc sống nghề nghiệp của người lao động trẻ” tiếp cận hai nội dung lớn là những hành vi tìm kiếm việc làm của người lao động trẻ và những hành vi tích cực trong công việc khi những người lao động này được tuyển dụng vào làm việc cho một tổ chức cụ thể.

Hành vi tìm kiếm việc làm của người lao động trẻ được biểu hiện thông qua những chuẩn bị của họ trước khi xin việc, về quá trình mà người lao động tìm kiếm việc làm: bắt đầu từ thời điểm nào? nguồn thông tin tuyển dụng họ tiếp cận được là từ đâu? những yếu tố mà họ cho rằng sẽ gây ra trở ngại trong quá trình xin việc cũng như cách thức họ chuẩn bị để khắc khó khăn đó, và về những mong đợi đối với công việc mà họ dự định tìm kiếm. Kết quả điều tra cho thấy người lao động trẻ trong nghiên cứu này đã có ý thức trong việc chuẩn bị cho mình những thông tin cần thiết trước khi xin việc thông qua các kiểu hành vi là “tìm hiểu thông tin về công việc và tổ chức”; “tìm kiếm kinh nghiệm tìm việc”; “xác định mục tiêu và nguồn thông tin về công việc” và “xây dựng mạng lưới các mối quan hệ”. Trong đó, các kiểu hành vi thuộc nhóm tìm hiểu về công việc và tổ chức nhận được sự tích cực cao nhất từ các khách thể nghiên cứu.

Về quá trình tìm kiếm việc làm, đa số người lao động trẻ trong nghiên cứu này bắt đầu tìm kiếm công việc từ khi còn là sinh viên thông qua nhiều nguồn thông tin tuyển dụng khác nhau như báo, đài, tờ rơi, internet, website cơ quan hay hội chợ việc làm và nguồn thông tin được họ tiếp cận nhiều nhất đó là sự giới thiệu của bạn bè và những người thân thiết. Có nhiều yếu tố được nhận định là gây ra nhiều trở ngại cho người lao động trong khi xin việc như những “khó khăn liên đến các kỹ năng mềm và sự hỗ trợ từ bên ngoài”; “khó khăn liên quan đến đào tạo”; “khó khăn xuất phát từ khả năng của bản thân và nhu cầu thị trường” và “khó khăn liên quan đến đặc điểm cá nhân”. Các khách thể đã thể hiện mức độ e ngại nhiều nhất với các yếu tố thuộc về khả năng của bản thân và nhu cầu của thị trường đối với chuyên ngành họ được đào tạo. Tuy nhiên, họ cũng đã có ý thức nhất định trong việc chuẩn bị các hành vi khắc phục những khó khăn này thông qua nhiều kiểu hành vi khác nhau như “hạ bớt các tiêu chuẩn đối với công việc và tổ chức” đối với toàn bộ những yếu tố khó khăn được đưa ra và đặc biệt là thể hiện sự tích cực rất mạnh ở kiểu hành vi “cải thiện năng lực bản thân và tìm kiếm sự trợ giúp từ bên ngoài” ở một số khó khăn liên quan đến kỹ năng mềm và khó khăn liên quan đến đặc điểm cá nhân người lao động. Đối với các yếu tố được đánh giá là quan trọng đối với việc đưa ra lựa chọn một công việc của người lao động như “sự phù hợp của công việc với mong muốn của bản thân và khả năng phát triển chuyên môn”; “cơ hội phát triển tài chính trong công việc” hay “sự phù hợp giữa công việc với mong muốn của người thân” thì nhóm yếu tố liên quan đến “cơ hội phát triển về tài chính” và nhóm “lựa chọn công việc phù hợp với bản thân và khả năng phát triển chuyên môn” có điểm số cao hơn cả. Qua đó có thể thấy được nhu cầu của người lao động khi tiếp cận công việc cũng như tổ chức đó là gì. Điều này cũng rất quan trọng đối với tổ chức để họ nắm được động cơ làm việc của người lao động từ đó xây dựng được những biện pháp kích thích tạo động lực làm việc cho nhân viên của mình để họ có thể thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất góp phần vào sự phát triển lâu dài của tổ chức.

Về cách thức được nhận vào tổ chức lao động, nghiên cứu đã chỉ ra, để được nhận vào công việc mà mình mong muốn, trung bình người lao động trẻ trong nghiên cứu phải mất tới gần một năm để tìm kiếm với khoảng ba lần nộp hồ sơ tới các tổ chức khác nhau chủ yếu thông qua hình thức thi tuyển và thông qua các mối quan hệ quen biết. Về kinh nghiệm làm việc của khách thể trong nghiên cứu này thì hầu như đây phần lớn đều là công việc đầu tiên của họ với thời gian làm việc nhiều nhất là năm năm. Nghiên cứu này đã chỉ ra mối tương quan khá mạnh khi xem xét sự tương quan giữa những yếu tố người lao động trẻ cho rằng quan trọng để lựa chọn một công việc với thực tế sự phù hợp với mong muốn sau khi đã được tuyển dụng vào một tổ chức. Kết quả cho thấy, việc đánh giá đúng những yếu tố trọng tâm, xác định mong muốn bản thân càng dựa trên cơ sở thực tế bao nhiêu thì sẽ càng giúp người lao động không bị hụt hẫng, khó thích ứng trong giai đoạn đầu gia nhập nghề nghiệp bấy nhiêu.

Hành vi tích cực trong công việc của người lao động trẻ được thể hiện thông qua bốn kiểu hành vi: “xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp”; “nhìn nhận hoàn cảnh theo hướng tích cực”; “quản lý bản thân” và “tìm kiếm thông tin liên quan đến công việc”. Kết quả nghiên cứu cho thấy người lao động trẻ đã có những nhận định rất khả quan trong việc thực hiện những hành vi tích cực trong hoạt động lao động của mình khi bước vào làm việc trong một tổ chức. Trong đó nhóm hành vi nhìn nhận hoàn cảnh theo hướng tích cực nhận được mức độ hưởng ứng nhiều nhất từ các khách thể trong nghiên cứu, thay vì đối diện những vấn đề mới, khó khăn, thách thức như sự trở ngại, giảm động lực thì họ coi đó như những cơ hội nghề nghiệp, những thử thách cần phải chinh phục để hoàn thiện bản thân cũng như có được sự ghi nhận từ phía những người xung quanh. Điều này cho thấy, người lao động trẻ trong nghiên cứu này có cách tiếp cận vấn đề rất cởi mở, hiện đại và theo kịp xu hướng phát triển chung. Khi đo mức độ thời gian để làm chủ công việc và sự trợ giúp trong công việc thì người lao động trong nghiên cứu này trung bình mất hơn nửa năm để có thể tự chủ được trong công việc và khi gặp phải những vướng mắc trong công việc, họ thường có nhiều nguồn khác nhau để tìm kiếm sự trợ giúp như người quản lý, đồng nghiệp, bản thân hay tìm cách tự mình giải quyết. Kết quả điều tra cho thấy, những khách thể này chủ yếu tìm kiếm hỗ trợ từ phía đồng nghiệp, những người cùng thực hiện chung một mảng nội dung công việc với mình với tỷ lệ lựa chọn cao nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi đồng nghiệp là những người thân cận nhất trong công việc, đồng cấp, cùng đảm nhận nội dung công việc tương tự nên có thể hiểu và đưa ra sự trợ giúp về mặt chuyên môn một cách thấu đáo và hiệu quả nhất.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với người lao động trẻ nói chung cũng như sinh viên nói riêng để giúp họ có được những chiến lược phù hợp để chiếm lĩnh được công việc mong muốn. Bên cạnh đó các nhà quản lý cũng có được cái nhìn thực tế để đưa ra giải pháp giúp đỡ và nâng cao chất lượng lao động của tổ chức mình.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ nghiên cứu đề tài sâu hơn nữa với sự tác động từ phía tổ chức đến chiến lược gia nhập nghề nghiệp của người lao động trẻ và mối liên hệ giữa công việc và cuộc sống cá nhân của mỗi người lao động.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

MASTER’S THESIS INFORMATION

1. Full Name: Trịnh Thu Hương              2. Gender: Female

3. DOB: 3rd October 1990                     4. Place of birth: Hai Phong

5. Admission decision number: No. 3683/2015/QĐ-XHNV-SĐH issued on 31 December 2015 by Dean of University of Social Science & Humanities, Vietnam National University.

6. Changes in academic process: None

7. Thesis title: Young people’s trategy on acceding to professional life

8. Major: Psycology                                Code: 60.31.04.01

9. Supervisor: Ass. Prof., Dr. Bùi Thị Hồng Thái

10. Summary of the thesis’ findings:

Based on theoretical and practical research on young people’s strategy on acceding professional life, the thesis named “Young people’s trategy on acceding to professional life” approaches two main tenors which are young people’s behaviors to look for jobs and positive behaviors at work when theses young people are recruited into a specific organization.

Young people’s behaviors to look for jobs are demonstrated by their preparations before job search and job search process: What is the starting point? Where do they get the vacancies information from? What are the challenges they might face in the job search and how have they prepare to overcome? And what are their job’s expectations? The research findings show that the young people in this research are aware of the preparations of information before applying for jobs via such types of behaviors as “looking for organization information and vacancy information”; “looking for job search experience”; “defining intervieweeives and job information” and “building relationship network”. Among all, the behavior type of looking for organization information and vacancy information receive highest positivity from research interviewees.

Regarding job searching process, most of the young peole in this thesis started their job search in student life via various recruitment channels such as media, leaflet, internet, official websites or job fair, and the most reliable information channels are family and friends’ reference. There are some factors considered as challenges for young people in looking for jobs which includes “soft skills and external support challenge”, “training challenge”, “self competencies and market demand challenge” and “personal characteristics challenge”. The interviewees show their concern most for the challenge about self competencies and market demand on their educated profession. However, they are aware of preparations to overcome these challenges via many different behaviors such as “lowering expectations for job and organization” for all the stated challenges and especially shows their positivity in “improving self competencies and looking for external support” for some challenges related to soft skills and personal characteristics.

For the factors which are considered to be important for young people’s job selection such as “matching with personal expectations and profesional development opportunities”; “financial improvement opportunities in the job” or “matches between job and relatives’ expectations”, the groups of “financial improvement opportunities in the job” and “matching with personal expectations and profesional development opportunities” get the higest points. This helps to explain people’s interest when approaching the job and organization. It is also important for organization to understand employee’s motivations so that they can develop measures to encourage them to work effectively and contribute to the sustainable growth of the organization.

Regarding the way of being selected by work organization, the research shows that, in order to be selected to the desired job, it takes young people a year in average for the searching with at least three job applications to different organization mainly via public selection process or personal connection. Regarding job experience, it is the first job for the most interviewees with working time no longer than 5 years. The research shows a strong correlation between the factors that young people consider to be important to choose a job and the fit to their expectations after recruited into an organization. Based on the findings, the fact that key factors are proper evaluated and pesonal expectations are based on reality will prevent people from feeling dispirited, unadaptable in the first stage of their career path.     

Young people’s positive behaviors at work includes four types of behaviors: “building work relationship”; “looing at circumstances in a positive way”; “managing self” and “looking for work-related information”. The research shows that the young people are willing to behave positively at work when joining an organization. The behavior type of looing at circumstances in a positive way receive most responses from interviewees, instead of seeing issues, difficulties, challenges as trouble, demotivation, they consider those as career opportunities and challenges that needs to be conquered to improve themself and gain credits from others. It shows that young people in this research possess an open, modern approach which match to the common development trend. When measuring the time to self manage and support at work, the people in this research need around half a year to be self managed when facing work issue, they usually find supports from different resources such as managers, co-workers, or try to resolve it by themselves. The findings also shows the option that interviewees seek for support from co-workers who work in the same role are most selected.  It absolutely matches with normal practices because co-worker are the closest people at work, at the same level, doing the same job so they can understand and provide professional support in most effective way.

11. Practical applicability:

This thesis’ findings can be used as an useful reference for young people in general and students in particular to help them develop a proper strategy to obtain their desired job. Besides, it also provides practical views for managers to provide support and improve work quality of their organization.

12. Further research directions:  

Deeper research about the organization’s impact on young people’s trategy on acceding to professional life and the relationship between work and personal life will be carried out if time permits.

13. Thesis-related publication: No

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây