TTLV: Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt

Thứ hai - 11/12/2017 22:42

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Thị Oanh 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/03/1992

4. Nơi sinh: Hưng yên

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt

8. Chuyên ngành: Tâm lý học           Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên cơ sở nghiên cứu nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt. Kết quả đã chỉ ra người chăm sóc nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt ở mức độ trung bình.

Về khía cạnh nhận thức về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt. Mặc dù quan điểm cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính phải điều trị cả đời có điểm trung bình cao nhất (ĐTB=0.80/1) nhưng những quan điểm chưa chính xác về bản chất của bệnh vẫn có điểm khá cao như quan điểm cho rằng bệnh tâm thần phân liệt là bệnh thần kinh (ĐTB=0.52/1); bệnh tâm thần phân liệt là bệnh nan y không thể chữa khỏi (ĐTB=0.50/1); bệnh tâm thần phân liệt là do ma nhập (0.09/1)

Về khía cạnh tuổi khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt, có 60.4% người chăm sóc cho rằng bệnh khởi phát ở lứa tuổi thanh thiếu niên, 24.5% cho rằng bệnh khởi phát ở tuổi trung niên; 0.09% cho rằng bệnh khởi phát ở người già và 14.2% không rõ bệnh khởi phát ở lứa tuổi nào. Như vậy số lượng người chăm sóc không rõ bệnh tâm thần phân liệt khởi phát ở lứa tuổi nào vẫn còn nhiều.

Về khía cạnh tỉ lệ mắc bệnh theo giới tính, kết quả chỉ ra, có 71,7% cho rằng bệnh không có sự khác nhau giữa nam và nữ. Còn lại là các ý kiến nam nhiều hơn nữ (10.4%); nữ nhiều hơn nam (2.8%), không rõ (15.8%).

Về nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người chăm sóc đánh giá cao các yếu tố tác động trực tiếp như sang chấn tâm lý, stress kéo dài v.v. Những yếu tố nguy cơ bên trong như di truyền, sự bất thường của cấu trúc não v.v. được người chăm sóc đánh giá ở mức độ thấp hơn.

Về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Đây là khía cạnh được người chăm sóc nhận thức khá tốt, bởi triệu chứng là cái thể hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên vẫn có một lượng  nhỏ người chăm sóc nhận thức sai về các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt như triệu chứng co giật (ĐTB=2.21/4); triệu chứng đau tức ngực (ĐTB=2.56/4)

Về vấn đề điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, ở quan điểm này, 39,6% người chăm sóc cho rằng bệnh tâm thần phân liệt có điều trị được; 37.7 % người chăm sóc cho rằng bệnh không điều trị được và 22.6 % người chăm sóc không rõ bệnh có điều trị được không.

Về các liệu pháp điều trị, hầu hết những người chăm sóc đều biết đến các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt nhưng người chăm sóc mới chỉ chú trọng đến việc dùng thuốc cho bệnh nhân, việc sử dụng các liệu pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt như lao động, thể dục thể thao v.v. chưa được người chăm sóc chú trọng đến.

Về quan điểm điều trị củng cố, 67,9% người chăm sóc cho rằng bệnh tâm thần phân liệt cần điều trị củng cố suốt đời. 0,9% cho rằng chỉ cần điều trị củng cố 1 tháng; 7,5% cho rằng điều trị trong 3 tháng; 6 tháng là 0,9%; 1 năm là 5,7% và 17% không rõ điều trị trong thời gian bao lâu.

Về vấn đề chăm sóc, người chăm sóc nhìn chung nhận thức tốt tất cả các nội dung cần thiết trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt, tuy nhiên thực hành chăm sóc tại nhà lại chưa được cao.

Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt có sự khác nhau theo độ tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp của người chăm sóc

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe trong phạm vi bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu và tập trung vào các gánh nặng, khó khăn mà người chăm sóc gặp phải trong khi chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt.

 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

NOTICE OF MASTER DEGREE THESIS

1. Full name: Le Thi Oanh                            2. Sex: Female

3. The date of birth : 16/03/1992                 4. Place of birth: Hung Yen Province

5. Decision on Recognition of Trainees No. 3683/2015/QĐ-XHNV dated 31/12/2015 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in the training process: None

7. Thesis Title: Awareness of caregivers of schizophrenia.

8. Specialization: Psychology                       Code: 60.31.04.01

9. Scientific Supervisor: Professor Ph.D. Nguyen Sinh Phuc

10. Summary of the results of the thesis:

Based on the perception of caregivers of schizophrenia. The results show that caregivers perceive schizophrenia as moderate.

On the perception aspect of the nature of schizophrenia. Although the view that schizophrenia is a chronic progressive disease that requires lifetime treatment has the highest mean score (GP = 0.80/1), but inaccurate views about the nature of the disease. Still, there is a high probability that schizophrenia is a neurological disease (GP = 0.52/1); Schizophrenia is an incurable disease (GP = 0.50 /1); schizophrenia is due to entry (0.09/1).

In terms of the onset of schizophrenia, 60.4% of carers thought that the disease originated in adolescence, 24.5% thought it was in middle age; 0.09% thought that the disease originated in the elderly and 14.2% did not develop any disease at any age. Thus, the number of caregivers of unknown schizophrenia patients at any age is still high.

As regards the incidence of sexually transmitted infections, the results indicate that 71.7% of the respondents said that the disease did not differ between men and women. The rest are male opinions more than females (10.4%); female more than male (2.8%), unknown (15.8%).

About the causes and factors that promote the development of schizophrenia. Research results show that caregivers value direct impact factors such as psychological trauma, prolonged stress, etc. Internal risk factors such as heredity, abnormalities of brain structure v.v. assessed at a lower level by carers.

Symptoms of schizophrenia. This is the aspect that the caretaker is well aware of, because the symptom is the appearance. However, there are still a small number of caregivers who are not aware of the symptoms of schizophrenia, such as convulsions (DB = 2.21/4); chest pain syndrome (GP = 2.56/4).

On the issue of treatment for schizophrenia patients, in view of this, 39.6% of carers considered that schizophrenia was treatable; 37.7% of caregivers claimed that the disease was not treatable and 22.6% of caregivers did not know if the disease was treatable.

Regarding therapies, most caregivers know about treatments for schizophrenia patients but caregivers focus only on medications for patients, the use of therapies Rehabilitation for patients with schizophrenia such as labor, physical training and sports The caregiver has not been paid much attention.

From the point of view of reinforcement treatment, 67.9% of carers considered that schizophrenia needed lifelong cure. 0.9% said that only one month of consolidation treatment; 7.5% thought treatment for 3 months; Six months was 0.9%; One year is 5.7% and 17% is not clear how long treatment.

In terms of care, caregivers are generally well aware of all aspects of schizophrenia care, but home care practices are not high.

Carer's perceptions of schizophrenia vary by age, education and caregiver's background.

11. Applicability in practice:

The research results of the thesis contribute to the communication and counseling of health education in the hospital, contributing to the improvement of the hospital's quality of medical examination and treatment.

12. Further research directions:

With conditions and time, we will expand the scope of our research and focus on the burdensome caregiver difficulties encountered in caring for schizophrenia patients.

13. Works published related to thesis: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây