TTLV: Đặc điểm ngữ âm của tiếng Hà Nội gốc

Thứ hai - 07/12/2015 21:38

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hạnh                       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/10/1991

4. Nơi sinh: Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Tây

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Đặc điểm ngữ âm của tiếng Hà Nội gốc

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                         Mã số: 60.22.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Cẩm Lan, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã phân tích, mô tả đặc điểm ngữ âm của tiếng Hà Nội gốc trên cơ sở kết quả phân tích thực nghiệm và cảm nhận thính giác đối với 5 thành phần cấu tạo âm tiết tiếng Việt là thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối trong sự so sánh với đặc trưng ngữ âm các vùng khác của Hà Nội nói riêng và các phương ngữ khác nói chung. Kết quả cụ thể như sau:

- Về thanh điệu: hệ thống thanh điệu tiếng Hà Nội gốc có 6 thanh điệu, các thanh có sự khu biệt về cao độ và trường độ, trong đó thanh 1 là thanh dài nhất, thanh 4 là thanh ngắn nhất. Các biến thể về đường nét của các thanh rất đa dạng. Các thanh điệu có cao độ xuất phát khá gần nhau nhưng càng gần thời điểm kết thúc thì càng xa nhau.

- Về phụ âm đầu: hệ thống âm đầu trong tiếng Hà Nội chỉ có 19 phụ âm. Các phụ âm /ʈ, ş, ʐ/ có xu hướng bị chuyển thành /c, s, z/, nghĩa là hệ thống âm đầu tiếng Hà Nội thiếu đi dãy phụ âm quặt lưỡi.

- Về âm đệm: như tiếng Việt toàn dân, âm đệm trong tiếng Hà Nội gốc là một hệ thống được tạo bởi sự đối lập giữa hai âm vị, một có nội dung tích cực là âm đệm /-w-/ và một có nội dung không tích cực là âm đệm zê-rô. Các kết hợp do âm đệm /-w-/ và âm chính tạo thành vần được coi là tiêu biểu và đầy đủ nhất cho tiếng Hà Nội gốc (hay còn gọi là tiếng Hà Nội ở khu phố cổ).

- Về âm chính: Âm chính tiếng Hà Nội là một hệ thống 16 âm vị nguyên âm. Theo kết quả phân tích mà chúng tôi thu được, hệ thống này có sự khác biệt giữa giọng nam và giọng nữ: cao độ trung bình của các formant ở nam luôn thấp hơn. Các nguyên âm hầu hết bắt đầu ở cao độ formant gần nhau nhưng formant kết thúc thì có sự chênh lệch rõ rệt. Riêng ở giọng nữ nguyên âm /i/ bắt đầu ở cao độ formant thấp nhất nhưng lại kết thúc ở cao độ cao hơn so với các âm khác.

- Về âm cuối: Âm cuối tiếng Hà Nội là một hệ thống 8 âm vị. Trong các phụ âm cuối, sự đối lập về trường độ của nhóm phụ âm mũi /m, n, ŋ/ với phụ âm tắc /p, t, k/ tạo nên thế đối lập ngắn - dài. Trong các âm tiết có nguyên âm càng ngắn thì phụ âm cuối có trường độ càng dài và ngược lại.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Hanh                    2. Sex: Female

3. Date of birth: October 14, 1991                4. Place of  birth: Quoc Oai, Ha Tay

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH Dated 30/12/2013, by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU - Hanoi

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Phonological characteristics of original Hanoi an accent

8. Major: Linguitics                                     Code: 60.22.01

9. Supervisors: Assoc Prof. Trinh Cam Lan. PhD, Faculty of Linguistics, University of Social sciences and Humanities.

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis gives an analysis and portrait of phonological characteristics of original Hanoi an accent, basing on experimental findings and acoustic senses of 5 elements of Vietnamese syllables, which refer to tone, Syllable-initial, prevocalic, nuclear and syllable-final, in comparison with typical features of other areas of Hanoi in particular and other regions in general. The findings are specified as follow:

- Tones: Original Hanoian accent has a system of 6 tones, which distinguish each other in pitch and length. Tones 1 is the longest while tone 4 is the shortest. There exists a wide variety of tone trait. Tones’ pitches are nearer its comes the further tones’ pitches differ from each other.

- Syllable-initial: Hanoian has a system of no more than 19 consonants. Those consonants as /ʈ, ş, ʐ/ tend to be converted into /c, s, z/, which means that Hanoian syllable-initial system is missing retroflex consonants.

- Prevocalic: in the manner of universal Vietnamese, prevocalic phonemic system of original Hanoian accent is created by virtue of the opposition between two phonemes, one of which is of positive content - /-w-/, and the other is of null content. The combination of /-w-/ and nuclears generates the rhyme, which is considered the most unique and comprehensive trait character of original Hanoian accent (in other words, Old Quarter Hanoian accent).

- Main - vowels: Hanoi’s main-vowels system consists of 16 vowels. Our findings points out the difference between male voice and female voice: average pitch of men’s formants is normally lower than that of women’s. Virtually, formants’ pitches are similar at the start-up of vowels, but obviously diverse at the vowel’s end. Particularly in female voice, /i/ starts at the lowest formant level, but ends at a rather higher level than other vowels.

- Syllable-final: Hanoian’s syllable-final system includes 8 phonemes. Among syllable-final, there exists the opposition regarding length between nasal consonants such as /m, n, ŋ/ and occlusive sounds /p, t, k/. A syllable with shorter vowel will have a longer ending consonant, and vice versa.

11. Practical applicability, if any: 

12. Further research directions, if any: 

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây