TTLV: Tiêu dùng phô trương trong xã hội tiêu thụ Nhật Bản

Chủ nhật - 06/12/2015 21:31

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Hồng Nhật

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/07/1989

4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Tiêu dùng phô trương trong xã hội tiêu thụ Nhật Bản

8. Chuyên ngành: Châu Á học                Mã số: 60.31.06.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Kato Atsufumi, Giảng viên Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu Nhật Bản – JSPH, Văn phòng Tổ chức phát triển giáo dục đại cương Đông Á, Đại học Tokyo – EALAI

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Dựa trên các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng và xã hội tiêu thụ, đặc biệt là lý thuyết của T. Veblen (1857-1929) về tiêu dùng phô trương sơ kỳ, luận văn đã triển khai lý thuyết về tiêu dùng phô trương trong giai đoạn xã hội tiêu thụ, làm rõ phạm vi, mục đích, chủ thể của tiêu dùng phô trương hiện đại cũng như một số yếu tố tác động đến hình thái tiêu dùng này.

- Trên cơ sở khảo sát hành vi tiêu dùng trang phục của một số nhóm xã hội tại Nhật Bản, luận văn đã tập trung phân tích nhu cầu phô trương tính đồng nhất và tính khác biệt của các cá nhân trong xã hội Nhật Bản hiện đại.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Luận văn chỉ ra tiêu dùng phô trương xuất phát từ nhu cầu của cá nhân muốn được tương tác với xã hội, qua đó cung cấp cái nhìn đa chiều về giá trị của hành vi tiêu dùng, một hành vi tưởng như chỉ thuần túy thuộc về kinh tế.

- Luận văn góp phần tìm hiểu sự hình thành xã hội tiêu thụ tại Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai cũng như mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong xã hội Nhật Bản hiện đại.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục các khảo sát về tiêu dùng phô trương trong xã hội Nhật Bản hiện đại trong đó, 1/ đặt trọng tâm vào các nhu cầu phô trương khác, 2/ mở rộng sang các lĩnh vực tiêu dùng khác.

- Nghiên cứu so sánh tính chất của tiêu dùng phô trương tại Nhật Bản và Việt Nam.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.

   

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Hong Nhat                  2. Gender: Female

3. Date of birth: 28/07/1989                          4. Place of birth: Hai Duong

5. Admission decision number: 2797/ QĐ-XHNV-SĐH dated December 28, 2012 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU - Hanoi

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Conspicuous consumption in the consumer society of Japan

8. Major: Asian Studies                                Code: 60.31.06.01          

9. Supervisors: Dr. Kato Atsufumi, Project Assistant Professor, Zensho-UT Japan Studies Program at VNU-Hanoi (JSPH), East Asia Liberal Arts Initiative, College of Arts and Sciences, University of Tokyo

10. Summary of the findings of the thesis:

- Based on studies of consumer behavior and consumer society, particularly the theory of T. Veblen (1857-1929) about conspicuous consumption at the early period, the thesis has attempted to develop the theory of conspicuous consumption in the period of consumer society, clarifying the scope, purposes and subjects of modern conspicuous consumption as well as some of factors affecting this consumption.

- Based on a survey on fashion consumer behavior of some social groups in Japan, the thesis has focused on analysing the demand of individuals in showing off their uniformity and distinctiveness in the modern Japanese society.

11. Practical applicability, if any:

- The thesis indicates that conspicuous consumption comes from the need of individuals to interact with the society, thereby providing diversified perspectives on the values of consumer behavior which is often regarded as a pure economic activity.

- The thesis contributes to the understanding of formation of a consumer society in Japan after the World War II as well as the relationship between individual and the society in the modern Japanese society.

12. Further research directions, if any:

- Continuing survey on conspicuous consumption in modern Japanese society, which is supposed to focus on the other purposes of conspicuous consumption, or expanding the study to other consumer sectors.

- Comparing features of conspicuous consumption between Japan and Vietnam.

13. Thesis-related publications: None.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây