TTLV: Công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị)

Thứ tư - 11/06/2014 00:24

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hồ Sỹ Thái                 2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 22/9/1987

4. Nơi sinh: thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội;   Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa

Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài “Công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị)” được tiến hành với mục đích mô tả thực trạng bom mìn, tai nạn bom mìn và nạn nhân bom mìn sau chiến tranh. Từ đó, đề xuất các hoạt động công tác xã hội nhóm nhằm góp phần tích cực trong việc phòng tránh và giảm thiểu hậu quả của tai nạn bom mìn với các nạn nhân.

         Nghiên cứu đã cho thấy rằng số lượng bom mìn còn sót lại sau chiến tranh tại địa bàn huyện Triệu Phong rất lớn với nhiều chủng loại khác nhau. Tai nạn bom mìn xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đã gây nên những hậu quả về môi trường, sức khỏe, tính mạng người dân và kinh tế xã hội của địa phương. Trong những năm qua đã có nhiều hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn được triển khai tại địa phương và bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bom mìn, hỗ trợ nạn nhân sau tai nạn.

         Nạn nhân bom mìn tại huyện Triệu Phong có xu hướng giảm dần theo từng năm, đa phần trong số họ là nam giới, trong độ tuổi lao động với trình độ học vấn thấp và thu nhập hàng năm của gia đình dưới mức trung bình. Nhận thức của nạn nhân về vấn đề bom mìn và các vấn đề liên quan còn nhiều hạn chế và có sự chênh lệch rõ rệt về mức độ nhận thức giữa các độ tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, địa bàn cư trú…

         Các hoạt động công tác xã hội nhóm được đề xuất đã tạo dựng môi trường sinh hoạt tích cực; góp phần giải tỏa những khó khăn về mặt tâm lý, trao truyền các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để nạn nhân có thể nâng cao nhận thức, phòng tránh tai nạn cho bản thân và cộng đồng.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Công tác xã hội nói chung và lĩnh vực công tác xã hội với nạn nhân bom mìn nói riêng ở nước ta vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu đề cập chủ yếu đến hoạt động công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn nhằm trợ giúp các nạn nhân trong việc ổn định về mặt tâm lý và nâng cao nhận thức nhằm góp phần giảm thiểu nguy cơ tai nạn trong cộng đồng. Vì vậy, nghiên cứu cũng góp phần vào việc xây dựng và phát triển mô hình công tác xã hội nhóm với đối tượng đặc thù là nạn nhân bom mìn.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Dựa trên kết quả thu được từ đề tài này, tôi dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo về Xây dựng mô hình công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn .

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Khoá luận tốt nghiệp cử nhân: Công tác xã hội với nạn nhân tai nạn bom mìn, vật liệu nổ tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (tháng 5/2009).

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế: Công tác xã hội với nạn nhân tai nạn bom mìn, vật liệu nổ (Trường hợp nghiên cứu tại xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). (Chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu vào tháng 12/2013).

Hà Nội, ngày 11 tháng 6  năm 2014

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Ho Sy Thai                 2. Sex: Male

3. Date of birth: September 22, 1987  4. Place of  birth: Hue City, Thua Thien Hue Province

5. Admission decision number:  1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH           Dated 06/8/2012 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Social Group Work with Landmine Victims (A case study in Trieu Phong district, Quang Tri)

8. Major: Social Work                        9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Kim Hoa

Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnamese National University, Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis:

The thesis “Social Group Work with Landmine Victims: A case study in Trieu Phong district, Quang Tri province” aimed to describe the practice of landmines, landmine accidents, and landmine victims after the war. Based on that, some social work interventions were proposed for the ultimate purposes of preventing and minimizing the negative effects of landmines on population.

         The research findings showed that in Trieu Phong district, after the war landmines were still remained in high number and diversity in types. Landmine accidents rooted by both subjective and objective causes have evidently impacted on environment, people’s health and lives, and socio-economic development of the district. During past years, a number of interventions for dealing with the effects of landmines have been implemented in the research site. Such activities have initially yield out positive outcomes contributing to preventing and minimizing the negative effects of landmines, supporting landmine victims.

         The findings also revealed that the number of landmine victims in Trieu Phong district has been decreased year by year. Most of landmine victims are men who are in working age and have low level of educational attainment, whose annual family income is under average standards. In addition, it is also indicated that the understanding about landmines and other related issues of such victims is limited and differentiated depending on age, occupation, economic position, location and so on.

         Some Social Group Work interventions have been proposed in order to build up a positive sharing environment; contributing to clearing off psychological troubles; providing needed knowledge, experience and skills so that the landmine victims can enhance their awareness and prevent from landmine accidents for themselves and for the whole community.

12. Practical applicability:

Social Work in general and Social Work with Landmine Victims in particular in Vietnam has been under the process of designing and finalization. This study focused mostly on Social Group Work interventions with Landmine victims for the purpose of supporting these victims to improve their psychology and enhance their awareness for minimizing the risks of landmine accidents in community. Therefore, this study will contribute to designing and developing some relevant models of Social Group Work for landmine victims.

13. Further research directions:

            Based on the findings of this thesis, I will do further research for designing Social Group Work models for Landmine Victims.

14. Thesis-related publications:

      Ho Sy Thai, 2009. Social work with victims of landmines and explosives in Trieu Phong District, Quang Tri Province. A thesis for undergraduate's degree.

      Ho Sy Thai, 2013. Social work with victims of landmines and explosives in Trieu Phong District, Quang Tri Province. A small-granted scientific research project supported by Hue University of Sciences, Hue University:

                                                                                                 Hanoi, June 11, 2014

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây