TTLV: Công tác xã hội với vấn đề dạy nghề cho thanh niên tại xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Chủ nhật - 26/10/2014 22:27

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Phương Thảo     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 13/10/1986

4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ – XHNV- SĐH ngày 6/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: “Công tác xã hội với vấn đề dạy nghề cho thanh niên tại xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội;                9. Mã số: 60.90.01.01.

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa – Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020 thì đào tạo nghề đóng vai trò trung tâm của mục tiêu, đặc biệt là phát triển đào tạo lao động có tay nghề kĩ thuật cao.

Vĩnh Phúc được coi là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh. Theo đó đất nông nghiệp dần bị thu hẹp do quá trình giải phóng mặt bằng dành đất cho các khu công nghiệp, dịch vụ giải trí và gần đây nhất là dự án cao tốc Nội Bài- Lào Cai. . Hướng đi mới cho các địa phương có quá trình đô thị hóa là chuyển đổi cơ cấu nghề từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Tuy nhiên để có thể phát triển kinh tế- xã hội của địa phương theo hướng chuyển đổi đó thì yêu cầu về nguồn nhân lực luôn là trọng tâm của vấn đề- đòi hỏi người lao động phải được tham gia đào tạo nghề.

Kim Long là một trong  những xã có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều nhất trong huyện Tam Dương. Vì lẽ đó, chính quyền xã đã rất quan tâm đến vấn đề dạy nghề- đặc biệt là dạy nghề cho thanh niên trong độ tuổi lao động.

Nghiên cứu về vấn đề dạy nghề cho thanh niên trong độ tuổi lao động, luận văn đã chỉ ra được một số kết quả sau đây:

Thứ nhất: Luận văn đã tìm hiểu  những chính sách, chương trình dạy nghề dành cho đối tượng thanh niên đang được triển khai tại địa bàn. Bước đầu cho thấy công tác triển khai các chính sách, chương trình dạy nghề đã đạt được một số kết quả nhất định- góp phần cải thiện đời sống kinh tế- xã hội của địa phương.

Thứ hai : Tác giả tập trung phân tích các yếu tố tác động đến đối tượng học nghề như độ tuổi, học vấn, việc tiếp cận các chính sách và vấn đề đô thị hóa đã ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng học nghề như thế nào để thấy được thực trạng học nghề của đối tượng thanh niên. Qua đó, tìm hiểu nhu cầu thực tế của đối tượng trong việc lựa chọn các khóa học nghề.

Thứ ba: Từ thực trạng các chính sách đang triển khai và các yếu tố tác động đến đối tượng học nghề của xã Kim Long, tác giả luận văn đã đánh giá một số vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ đối tượng thanh niên tham gia học nghề.

12. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Luận văn phản ánh tình hình dạy nghề trên địa bàn nghiên cứu, đây sẽ là một trong những dữ liệu đánh giá hiệu quả của các chương trình, chính sách dạy nghề đang được triển khai trên địa bàn xã Kim Long. Kết quả nghiên cứu sẽ là một trong những cơ sở để những nhà hoạt động chính sách nghiên cứu bổ sung và điều chỉnh các chính sách liên quan đến các vấn đề lao động- việc làm và hướng nghiệp- dạy nghề. Quan trọng hơn, những đánh giá về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong vấn đề học nghề của thanh niên, các cấp cơ sở sẽ có hướng bồi dưỡng đội ngũ nhân viên công tác xã hội đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công việc.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyễn Phương Thảo                                2. Sex: Female

3. Date of birth: 10/13/1986                               4. Place of  birth: Vĩnh Phúc

5. Admission decision number: 1503/2012/QD-XHNV-SDH Dated: Aug, 6th, 2012

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Social work in vocational training for youth in Kim Long ward, Tam Duong district, Vinh Phuc province.

8. Major: Social Work                                         Code: 60.90.01.01                

9. Supervisors: Nguyen Thi Kim Hoa, Associate Professor, Doctor – Department of Sociology, University of Social Sciences and Humanities.

10. Summary of the findings of the thesis:

With the goal of becoming an industrialized country by 2020, vocational training plays an important role in reaching the target, especially the development of training highly-skilled workforce

Vinh Phuc is regarded as one of the provinces with the extremely rapid process of urbanization. Consequently, the area of farmland has decreased gradually due to clearance of land devoted to industrial parks, recreational services, and Noi Bai – Lao Cao highway project recently. A new approach to the local urbanization process is restructuring occupations from agriculture to other sectors. In order to push the process of the local’ssocio-economic development in term of restructuring, however, the requirement of human resources is undoubtedldy at the heart of the problem, whichcalls for employees to be involved in vocational training.

Kim Long is a commune of the province whose ​agricultural land has been withdrawn the most in Tam Duong district. Therefore, authorities were very concerned about the issue of vocational trainingespecially for young people in working age.

In term of research on this issue, the thesis has pointed some following results:

Firstly: This thesis explored the policies and programs of vocational training for the young deploying in the area. Initally, the implement policies and vocational training programs have achieved some remarkable contributions to improve the socio-economic life of the province.

Secondly: The author focuses on analyzing factors affecting vocational learner such as age, education, policy access and urbanization issue in order to show the status of vocational education for youth, thereby, figuring out the actual needs of the learner in the selection of vocational courses.

Third: Since the status of policies being implemented and the factors affecting vocational subjects of Kim Long, author of the thesis has evaluated a number of roles of social workers in supporting subjects participating youth apprenticeship.

11. Practical abilities: The thesis reflects the status of vocational training in the researched area, which is one of the datas to assess the effectiveness of programs and vocational training policies implemented on Kim Long commune. Results of the study will be one of the basis for the policy research activities complement and adjust policies related to the issue of the employment and career-oriented vocational training. More importantly, according to the evaluation of the social workers’ role in the problems of youth apprenticeship, the authorities will initiate the orientationfor social workers to meet the practical requirements of the jobs and opptunities.

 12. Further research directions: None

13. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây