TTLV: Ghe bầu xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII

Thứ sáu - 24/10/2014 05:06

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: THIỀU THỊ THANH HẢI               

 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/02/1990                                               

 4. Nơi sinh: Phú Thọ

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/QĐ-XHNV-SĐH; Ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: Ghe bầu xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII.

8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới;           Mã số: 60 22 03 11

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Kim, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. 

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn không nằm ngoài mục đích là làm rõ lịch sử hải thương Việt Nam và khu vực trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII, nhưng hướng tiếp cận tập trung vào trung tâm thương mại Hội An - xứ Quảng, với vai trò tích cực của loại hình vận thủy đường biển của địa phương này là ghe bầu (ghe bầu xứ Quảng).  Công việc này một mặt trả lời cho câu hỏi về vị trí của Việt Nam (mà cụ thể ở đây là xứ Quảng) trong mạng lưới thương mại biển Đông Nam Á, một mặt hướng đến tìm hiểu về kỹ thuật đóng thuyền, kỹ thuật đi biển của người Việt bằng thuyền truyền thống trong một kỷ nguyên thương mại thuyền buồm đã diễn ra trên phạm vi khắp các châu lục.

Thực tế đã cho thấy rằng mỗi chiếc thuyền là một sản phẩm văn hóa, là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau (bao gồm chức năng sử dụng, kỹ thuật, nguồn nguyên liệu, môi trường, kinh tế, bối cảnh xã hội hay truyền thống của xã hội ấy), bởi vậy, việc nghiên cứu về thuyền truyền thống cũng có thể hình dung được nhiều khía cạnh của lịch sử như các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa truyền thống, các yếu tố môi trường hay con người. Trong bối cảnh những nghiên cứu về lịch sử hải thương khu vực Đông Nam Á đã và đang ngày càng được chú trọng luận văn cũng góp phần hình dung bức tranh thương mại ở Đông Nam Á thông qua việc phác họa loại hình vận thủy được sử dụng trong thời kỳ này.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

Kết quả nghiên cứu của luận văn có khả năng ứng dụng trong thực tiễn nghiên cứu về lịch sử kỹ thuật tàu thuyền; lịch sử nghiên cứu về thuyền bè truyền thống ở Việt Nam.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tiếp theo những kết quả nghiên cứu của luận văn, người viết vẫn tiếp tục hướng nghiên cứu về thuyền bè truyền thống ở Việt Nam và Đông Nam Á cũng như con đường giao lưu giữa các khu vực trong lịch sử thông qua thuyền bè.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

- Thiều Thị Thanh Hải (2013) The shipbuilding of “Ghe bu - Quang Nam ship and the role of the ship in Vietnamese history (XVI - XVIII Centuries CE). (Kỹ thuật đóng thuyền của “Ghe bầu” - Quảng Nam thuyền và vai trò của thuyền bè trong lịch sử Việt Nam (thế kỷ XVI - XVIII.

Báo cáo tại: Diễn đàn sau đại học lần thứ 8 trong nghiên cứu Đông Nam Á 2012 ( từ ngày 22 ngày 26, tháng 7, năm 2013), Viện Nghiên cứu châu Á, Đại học Quốc Gia Singapore.

-  Thiều Thị Thanh Hải (2014), Nghiên cứu thuyền bè truyền thống ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ, học viên sau đại học, năm học 2013- 2014, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 370.

- Thiều Thị Thanh Hải, Walker-Vadillo, V. & Pham, Charllote (2014), Maritime Ethnography and international collaboration: two case studies, Cambodia and Vietnam. (Dân tộc học  hàng hải và cộng tác quốc tế: hai trường hợp nghiên cứu, Campuchia và Việt Nam)

Báo cáo tại: Hội nghị khoa học quốc tế về Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á: Hợp tác cùng phát triển, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, từ ngày 14 đến ngày 16, tháng 10, năm 2014.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: THIEU THI THANH HAI                   

2. Sex: Female

3. Date of birth: 14/02/1990                             

4. Place of birth: Phu Tho

5. Admission decision number: 2797/QĐ-XHNV-SĐH;             Dated: 28/12/2012

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: “Ghe bau” - Quang Nam vessel in maritime trade network in Southeast Asia XVI-XVIII Centuries CE.

8. Major: World History                                                      9. Code: 60 22 03 11

10. Supervisors: Prof. Dr. Nguyen Van Kim, University of Social Sciences and Humanities, VNU - Hanoi.

11. Summary of the findings of the thesis: The purpose of this thesis is clarifying the history of maritime trade in Vietnam and the Southeast Asia from the sixteenth century to eighteenth century. However, the approach focuses on commercial center of Hoi An -Quang Nam, the positive role of the kind of local vessel which used to trading exchange in this time. In the one hand, this work answers the question of the position of Vietnam (specify Quang Nam - xứ Quảng) in the Southeast Asian maritime trade networks. On the other hand, it finds techniques of shipbuilding, using of traditional sailing boat in Vietnam and other areas.

It is fact that a boat is a cultural product, made by combination of many different factors (including functions purpose, technology, materials, environment, economics and social context or traditional society), therefore, studying traditional boats can also visualize various aspects of history, such as issues of economy, traditional society, culture environment... In the context of research on the history of Southeast Asian commerce has been increasingly focused this thesis also contributed a picture of trading in Southeast Asia with some kind of sailing boats (sailing vessel) using in the Age of commerce.

12. Practical applicability: The findings of the thesis are useful for studying history of shipbuilding and history of traditional boats in Vietnam.

13. Further research directions: Follow by the findings of the thesis I will keep going with studying traditional boats in Vietnam and Southeast Asia, as well as finding exchange route in the past with traditional boats.

14. Thesis-related publications:

- Thieu Thi Thanh Hai (2013) The shipbuilding of “Ghe bu -  Quang Nam ship and the role of the ship in Vietnamese history (XVI-XVIII Centuries CE).

Paper present in: The 8th Singapore Graduate Forum on Southeast Asia Studies 2012 (22 - 26 July 2013), Asia Research Institute, National University of Singapore.

-  Thieu Thi Thanh Hai (2014), Studing traditional boat in Vietnam, The summery record of HDR2014VNU, published by VNU, Hanoi, p. 370.

Nghiên cứu thuyền bè truyền thống ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị khoa học cán bộ trẻ, học viên sau đại học, năm học 2013- 2014, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 370.

- Thieu Thi Thanh Hai, Walker-Vadillo, V. & Pham, Charllote (2014), Maritime Ethnography and international collaboration: two case studies, Cambodia and Vietnam.

Paper present in: International Symposium of Underwater Archaeology in Vietnam and Southeast Asia: Co-opperation for Development, Quang Ngai City, Quang Ngai Province, Vietnam, 14-16 October 2014.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây