TTLV: “Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp đối với phụ nữ nạo phá thai (Nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)”.

Thứ sáu - 24/10/2014 04:49

TTHÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Ngọc Mai                2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 23/02/1986                                                 4. Nơi sinh: Bắc Kạn

5. Quyết định công nhận học viên số: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 10/10/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài trong quá trình nghiên cứu.

7. Tên đề tài luận văn: “Công tác xã hội trong can thiệp trợ giúp đối với phụ nữ nạo phá thai (Nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội)”.

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội.            Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  GS.TS. Phạm Huy Dũng

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn này hướng tới tìm hiểu và phân tích tình hình thực tế về vấn đề nạo phá thai ở Việt Nam hiện dưới góc độ của công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương số 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nghiên cứu tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá, từ đó nêu bật được thực trạng, những khó khăn mà họ gặp phải, những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó, những nhu cầu của phụ nữ nạo phá thai và sự cần thiết phải có sự can thiệp trợ giúp dành cho các đối tượng này.

Đề tài lần đầu tiên tiếp cận nghiên cứu về vấn đề nạo phá thai dưới góc độ công tác xã hội và tìm ra các giải pháp, phương hướng can thiệp trợ giúp cho nhóm đối tượng này gắn liền với các phương pháp tiếp cận và trợ giúp của ngành Công tác xã hội.

Trên cơ sở hệ thống lý thuyết tương đối hoàn chỉnh, đề tài khái quát hóa, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống về về các đặc điểm tâm sinh lý của các phụ nữ nạo phá thai, những khó khăn vướng mắc, những nhu cầu, những biện pháp trợ giúp đã thực hiện, hiệu quả và những hạn chế của những biện pháp đó. Đề tài cũng đã đề xuất một số mô hình, phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm giúp họ tự mình giải quyết vấn đề, giải tỏa được những khó khăn về mặt tâm lý xã hội và giúp họ có khả năng đương đầu được với những khủng hoảng có thể đến với họ trong tương lai. Đề tài cũng nhấn mạnh về sự cần thiết phải đưa ngành Công tác xã hội vào việc trợ giúp cho các đối tượng yếu thế nói riêng, và đặc biệt là nhóm phụ nữ yếu thế trong cộng đồng.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, toàn diện về vấn đề nạo phá thai hiện nay và những khó khăn mà các đối tượng nạo phá thai đang phải đối mặt; giúp ta hiểu hơn về tâm lý, tình cảm và nhu cầu của nhóm đối tượng này.

Trên cơ sở đánh giá tình thình cũng như các hoạt động đã và đang được triển khai nhằm hỗ trợ cho phụ nữ nạo phá thai tại phòng khám, rút ra được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này, đồng thời thấy được những thế mạnh, hạn chế. Từ đó tiến hành đề xuất những giải pháp và các mô hình giải quyết vấn đề dưới góc độ ngành công tác xã hội nhằm can thiệp trợ giúp một cách có hiệu quả nhất cho các đối tượng là phụ nữ nạo phá thai có khủng khoảng về mặt tâm lý xã hội.

Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nghiên cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn về hoạt động đổi mới vì sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

  • Công tác xã hội đối với vấn đề sức khỏe sinh sản.
  • Phát triển các mô hình thực hành công tác xã hội trong lĩnh vực y tế.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Ngoc Mai                         2. Sex: Female

3. Date of birth: 23th February, 1986                             4. Place of  birth: Bac Kan

5. Admission decision number: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH  Dated 10th October, 2011.

6. Changes in academic process: Rename topics in the research process.

(From February 2013 to November 2013)

7. Official thesis title: “Social work intervention in support of women's abortion (Research at the Central Obstetrics Hospital 43 Trang Thi, Hoan Kiem District, Hanoi) "..

8. Major: Social Work.                                     9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisors: Professor.Dr Pham Huy Dung

11. Summary of the findings of the thesis:

This paper aims to explore and analyze the actual situation on the issue of abortion in Vietnam from the perspective of social work (case study at the Central Obstetrics Hospital 43 Trang Thi, Hoan Kiem, Hanoi). Research conducted a survey, analysis, evaluation, thereby highlighting the situation, the difficulties they encountered, the causes of these difficulties, the needs of women and abortion need for intervention assistance for this object.

This study first research approach on the issue of abortion from the perspective of social work and find solutions, directions intervention assistance for this group associated with the approach and support help of the social work sector.

On the basis of the system is relatively complete theory, generalized topics, analyze and evaluate the system on the physiological characteristics of women abortions, the difficulties, needs, the aid measures were implemented, and the limited effectiveness of these measures. This study proposed a model number, directions, specific solutions to help them solve the problem themselves, relieve the difficulties of social and psychological help they are able to cope with the crisis may come to them in the future. The theme also emphasized on the need for the inclusion of social work to assist the vulnerable groups in particular, and women in particular vulnerable groups in the community.

12. Practical applicability, if any:

The research results will help us to look objectively and comprehensively on the issue of abortion and the difficulties currently faced by different abortion faces; help us to better understand the psychological and emotional needs of this group.

Based on the Situation and evaluation activities have been implemented to assist women in abortion clinics, learned the significance and importance of this work, and to see the strengths, limitations. Since then proceed to propose solutions and models to solve the problem from the perspective of social work sector intervention to support the most effective way for those women have abortions crisis of social psychology.

The theme can be used as references for the research agency policy and direct practice of innovation activities for the advancement of women, contributing to economic development - society in general.

13. Further research directions, if any:

- Social work with reproductive health issues.

- Develop models of social work practice in the health sector.

14. Thesis-related publications:  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây