TTLV: Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ).

Thứ ba - 30/12/2014 04:18

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Vũ Thùy Linh 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03/8/1989

4. Nơi sinh: Gang Thép – Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận học viên số: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH  ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Đánh giá khả năng phát âm phụ âm đầu của trẻ khiếm thính (có mang thiết bị trợ thính và trị liệu ngôn ngữ).

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học               Mã số: 60 22 02 40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  GS.TS Nguyễn Văn Lợi

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn có mục tiêu:

1- Đánh giá khả năng phát âm của trẻ khiếm thính (TKT) đối với từng loại phụ âm đầu tiếng Việt (PÂĐV).

2- Đánh giá khả năng phát âm PÂĐV của từng nhóm trẻ khiếm thính (khác nhau về mức độ khiếm thính, biện pháp can thiệp, thời gian trị liệu ngôn ngữ, giới, độ tuổi).

3- Đề xuất phương pháp, biện pháp trị liệu ngôn ngữ (dạy) cho TKT.

Luận văn đạt các kết quả:

1.Chỉ ra khả năng phát âm của TKT đối với từng loại PÂĐV.

1.1. TKT có khả năng phát âm tất cả các PÂĐV.

1.2.  Những PÂĐV có tần xuất phát âm đúng là những PÂ có âm sắc thấp, cấu âm trước, hoặc phụ âm thanh hầu tắc ///, xát /h/ 

1.3 Những PÂĐV thường phát âm sai (phát âm thay thế) là phụ âm có âm sắc cao: Phụ âm xát vô thanh.   

1.4. Phụ âm được phát âm đúng với tần xuất trung bình là các phụ âm có âm sắc trung bình, hoặc có cấu âm sau

1.5. Phụ âm thường được thay thế là phụ âm ///. 

2. Chỉ ra khả năng phát âm PÂĐV của các nhóm TKT (khác nhau về mức độ khiếm thính, thời gian trị liệu ngôn ngữ, giới, độ tuổi). 

2.1. Tất cả TKT đều mắc lỗi phát âm thay thế.

2.2. Các TKT thuộc nhóm khác nhau có thể mắc cùng một loại lỗi phát âm thay thế.

2.3.   Khả năng phát âm PÂĐV  khác nhau phụ thuộc vào:

- Sức nghe của TKT sau can thiệp

- Biện pháp được can thiệp (sử dụng máy trợ thính, cấy ốc tai điện tử)

- Thời gian trị liệu ngôn ngữ (được học từ 1,5 năm trở lên phát âm tốt hơn).

-Giới (nử phát âm tốt (số lần phát âm đúng) PÂĐV hơn nam)

3. Đề xuất phương pháp và biện pháp trị liệu ngôn ngữ

3.1. Dạy phát âm PÂĐV từ dễ đến khó.

3.2. Kết hợp dạy và sửa lỗi phát âm PÂĐV.

3.3. Phân loại TKT theo các tiêu chí (khác nhau về mức độ khiếm thính, thời gian trị liệu ngôn ngữ, giới, độ tuổi) và có biện pháp riêng áp dụng cho từng nhóm.

3.4 Đề xuất biện pháp lâm sàng trước và có thể cả sau can thiệp.  

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Giúp cho việc trị liệu ngôn ngữ (dạy ngôn ngữ) cho trẻ khiếm thính sau can thiệp đạt hiệu quả tốt hơn

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Vũ Thùy Linh                2. Sex: Female

3. Date of birth: 03/8/1989                 4. Place of  birth: Gang Thep – Thai Nguyen

5. Admission decision number: no.1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH. Dated: October 10, 2011 by Dean of College of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Evaluate the ability to pronounce consonants of hearing – impaired children (Children with hearing aids and under speech therapy)

8. Major: Linguistics                          9. Code: 60 22 02 40

10. Supervisors: Prof. Dr. Nguyen Van Loi

11. Summary of the findings of the thesis: 

This thesis aims to:

1. Evaluate pronunciation ability of hearing-impaired children (HIC) for each type of initial consonants in Vietnamese.

2. Assess ability to correctly pronounce the initial consonants of different groups of HIC (regarding their differences in the degree of hearing loss, duration of speech therapy, gender, age).

3. Propose speech therapy methods for HIC.

The thesis has achieved the following results:

1. Demonstrate the pronunciation ability of HIC for each type of initial consonants.

1.1. HIC can pronounce all initial consonants.

1.2. Initial consonants which are most often correctly pronounced are consonants with lower timbre/ pitch, front articulated, or voiceless glottal /// or fricative consonant / h /

1.3 Most often mispronounced consonants (substituted consonants) are consonants with high timbre: voiceless glottal.

1.4. Consonants which are pronounced correctly with average frequency are consonants with an average timbre or articulated further back

1.5. Initial consonants are often substituted by / / / consonant.

2. Demonstrate the ability to pronounce initial consonants of different groups of HIC (based on their difference in the degree of hearing loss, duration of speech therapy, gender, age).

2.1. All HIC make the initial consonant substitution errors.

2.2. Different groups of HIC can get the same kind of consonant substitution errors.

2.3. The ability to pronounce different initial consonants depends on:

- Hearing ability of HIC after intervention

- Intervention adopted (hearing aids, cochlear implants)

- Duration of speech therapy (more than 1.5 years of learning results in better pronunciation).

- Gender (girls have better pronunciation performance than boys for initial consonants (higher frequency of correct pronunciation))

3. Proposed speech therapy methodology and methods

3.1. Teach pronunciation of initial consonants from easy to difficult level.

3.2. Combine teaching of initial consonant pronunciation and correcting pronunciation mistakes.

3.3. Classify HIC into groups based on several criteria (degrees of hearing loss, duration of speech therapy, gender, age) and measures applied separately for each of these groups.

3.4 Propose pre- and possibly post-intervention clinical methods.

12. Practical applicability: Help to improve the effectiveness of post – inrtervention speech therapy (linguistic pedagogy) among hearing impaired children.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây