TTLV: Mô hình công tác xã hội với gia đình có người cai nghiện ma túy tại địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Chủ nhật - 28/12/2014 22:06

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hồ Yến Dương               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:19/05/1990

4. Nơi sinh: xã Tử Đà – huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày: 6/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn: “MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI GIA ĐÌNH CÓ NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TUÝ TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ”

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                                            ; Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Quyết – Trưởng phòng Đào tạo Sau đại học, đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn hướng tới nghiên cứu trường hợp tại các gia đình có con đang cai nghiện ma tuý trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Trong phạm vi nghiên cứu, bản thân tôi tiến hành tìm hiểu, đánh giá nhận thức của các gia đình về vấn đề cai nghiện ma tuý; hướng giải quyết của các gia đình đến đối tượng trong tiến trình cai nghiện ma tuý và sự ảnh hưởng của hướng giải quyết đó đến kết quả cai nghiện ma tuý.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhận thức của các gia đình về cai nghiện ma tuý là không đồng đều. Đại đa số các gia đình đều có hiểu biết hạn chế về cai nghiện ma tuý cũng như các biện pháp cai nghiện. Các gia đình vẫn bị ảnh hưởng bởi những vấn đề như kinh tế, ý kiến cộng đồng đến nhận thức với việc cai nghiện ma tuý cho đối tượng. Nguyên nhân của việc thiếu hiểu biết là do các gia đình không có nhu cầu tìm hiểu, nguồn thông tin đến họ còn hạn chế, phương thức truyền đạt chưa thu hút sự chú ý của mọi người. Bên cạnh đó, các gia đình còn duy trì những niềm tin phi lý, làm ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định cũng như hình thành cái nhìn tiêu cực với đối tượng. Đồng thời, cũng đề xuất 2 mô hình CTXH đối với gia đình có người cai nghiện ma tuý là: 1.Mô hình nâng cao nhận thức; 2. Mô hình trị liệu nhận thức.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

            Việc nghiên cứu đề tài này cho thấy sự hiểu biết cũng như tâm lý của các gia đình có con đang cai nghiện ma tuý, đồng thời chỉ ra những khó khăn mà họ gặp phải khi cai nghiện ma tuý cho con. Trong thực tiễn, có thể ứng dụng mô hình CTXH nhằm hỗ trợ gia đình trong việc cai nghiện ma tuý cho đối tượng nói riêng, nâng cai hiệu quả mô hình cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng nói chung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

            Ứng dụng của mô hình trong thực tiễn.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Hồ Yến Dương                          2. Sex: Female

3. Date of birth: 19th, May, 1990                       4. Place of  birth: Phú Thọ

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH,  Dated: 6th, August, 2012 issued by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process:

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: “SOCIAL WORK MODEL WITH FAMILIES WHICH HAVE DRUG USERS TREATING AT DETOXIFICATION CENTER IN PHU THO TOWN – PHU THO PROVINCE”

8. Major: Social Work                                         9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisors: Assoc.Prof.  Phạm Văn Quyết

(Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis:

This thesis aims to study the case of families with drug users treating at detoxification center in Phu Tho town, Phu Tho province. Within the scope of the study, I conducted myself to learn, assess perceptions of family problems of drug addiction; solutions of the families to the object in the process of drug addiction and the effects of solutions that result in drug addiction.

Research results have shown that the perception of the family of drug addiction is not uniform. The majority of families have limited knowledge about drug addiction and rehabilitation measures. The family has been affected by issues such as economic, public opinion to perceive with drug addiction for the object. The cause of the lack of understanding by the family is they have no need to find out, the source of information about them is limited, mode of communication has not attracted the attention of everyone. Besides, the family maintains the irrational belief, affect the decision as to form negative view object. At the same time, also proposed two models for social work with families with drug addiction are: 1. Model of raising awareness; 2. The model of cognitive therapy.

12. Practical applicability, if any:

The subject of this study showed that the understanding of the psychological as well as families with children are detoxified, pointing out the difficulties they have to face when drug addiction for their children. In practice, the model can be applied to support the family social work in drug addiction for particular objects, improve the efficiency rule model of drug addiction in the family, the community in general.

13. Further research directions, if any:

The application of the model in practice.

14. Thesis-related publications: ..............................................................................................

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây