TTLV: Nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng (Nghiên cứu tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam)

Chủ nhật - 28/12/2014 22:03

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đào Thị Ngọc Quý          2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 09/09/1990

4. Nơi sinh: Phủ Lý- Hà Nam

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 6 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Tên đề tài luận văn: Nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng (Nghiên cứu tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội ; Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra thực trạng các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nông thôn ở xã Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà Nam; đánh giá tính hiệu quả và đồng thời chỉ ra những thuận lợi và khó khăn dẫn đến kết quả đó; phân tích các yếu tố tác động trực tiếp đến công tác CSSKBĐ bao gồm hệ thống thiết chế, đội ngũ cán bộ y tế xã và các chính sách đang được áp dụng đối với phụ nữ của địa phương. Trong nội dung nghiên cứu tác giả cũng nỗ lực tìm hiểu và phân tích tác động từ các bên liên quan là chính quyền địa phương, gia đình và các cá nhân khác trong cộng đồng.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy công tác CSSKBĐ còn nhiều hạn chế, mặc dù các chương trình cho phụ nữ tại xã đang tồn tại và đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân, tình trạng này xuất phát từ việc nội dung của các chương trình còn chưa thể hiện sự đa dạng, xã Thanh Hà mới chú trọng việc cung cấp dịch vụ y tế mà chưa đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền giáo dục và sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng để nâng cao nhận thức CSSK cho phụ nữ. Ngoài ra, nghiên cứu đã làm sáng tỏ thế mạnh và rào cản của cộng đồng từ đó tìm ra tiềm năng và nguồn lực có thể tham gia vào việc nâng cao hiệu quả của các chương trình CSSKBĐ. Đáng lưu ý là kết quả  từ phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn sâu và quan sát đã cho thấy chính phụ nữ trong cộng đồng xã Thanh Hà là nguồn lực có giá trị nhất, họ có thể mang đến cả những trợ giúp về tinh thần và vật chất.

Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất ra những cách thức can thiệp dựa vào cộng đồng để nâng cao hiệu quả CSSKBĐ cho phụ nữ xã Thanh Hà. Đứng ở góc độ công tác xã hội, nghiên cứu không đưa ra các can thiệp để giải quyết những khó khăn về mặt y khoa mà tập trung cải thiện và bổ sung các hoạt động cộng đồng và phát huy vai trò của phụ nữ ở nội dung các chương trình. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tiến trình can thiệp.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Hình thức can thiệp dựa vào cộng đồng được đưa ra trong nghiên cứu có thể áp dụng đối với những khu vực nông thôn có điều kiện tương tự địa bàn xã Thanh Hà để nâng cao hiệu quả CSSKBĐ cho phụ nữ. Hơn nữa, nghiên cứu cũng sẽ đóng góp tư liệu cho việc phát triển mô hình can thiệp theo hướng phát triển cộng đồng của ngành công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu thực hành: Mô hình can thiệp nâng cao hiệu quả CSSKBĐ cho phụ nữ nông thôn dựa vào cộng đồng.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Dao Thi Ngoc Quy            2. Sex: Female

3. Date of birth: 09/09/1990                     4. Place of  birth: Phu Ly- Ha Nam

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SDH    Dated: 6/8/2012

6. Official thesis title: Enhance efficiency of primary health care for rural women based on community (Research at Thanh Ha commune, Thanh Liem district, Ha Nam)

7. Major: Social work                               8. Code: 60.90.01.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Pham Van Quyet, VNU - University of Social Sciences and Humanities.

10. Summary of the findings of the thesis:

The study is carried out to give the status of the health care program for the rural women in Thanh Ha commune, Thanh Liem, Ha Nam; assess the efficiency and at the same time point out the advantages and disadvantages that result; analyze the factors that impact directly to the PHC system includes institutions, medical staff and social policies that being applied to local women. In research content, author also attempts to understand and analyze the impact of the stakeholders including local governments, families and other individuals in the community.

Results of the study showed that the PHC has restrictions, althought programs for women are existing social and meet the demand part of the people, this situation stems from the content of the programs has not shown the diversity, Thanh Ha just emphasis on providing health services without investing in education and communication activities and events with the participation of the community to raise awareness of health care for women. In addition, research has illumined the strengths and barriers that community from realizing its potential and resources that could be involved in improving the efficiency of the primary health care program. It is noted that the results from the questionnaire method, in-depth interviews and observations have shown that the women in the community Thanh Ha is the most valuable resource, they can bring both helps of spiritual and material.

From the results of this study, the author has proposed ways of community-based interventions to enhance effective primary health care for women Thanh Ha. Standpoint of social work, research does not provide interventions to address these difficulties by focusing medically that focus on  improving and adding community activities and promoting the role of women in the program content. Besides, the study also mentioned the role of social workers in the intervention process.

11. Practical applicability:

Form of community-based intervention, is given in the study, can be applied to the rural areas that have similar conditions Thanh Ha commune to enhance effective of the primary health care for women. Furthermore, the research will also contribute literature to develop intervention model towards community development of the social work sector in the field of public health care

12. Further research directions:

Practicing Research: Intervention model for improving the efficiency of rural primary health care for women based on the community.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây